DE KIEM TRA 1 TIET KI II

Chia sẻ bởi Tưởng Thị Vĩnh Hòa | Ngày 17/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: DE KIEM TRA 1 TIET KI II thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIẺM TRA 1 TIẾT KI II
ĐỀ 1:
Câu 1. Trình bày hiểu biết cuả em về cuộc khởi nghĩa Hương Khê(1885-1895)?Vì sao đây
được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Câu 2. Nêu nội dung chủ yếu của hiệp ước Nhâm Tuất(5.6.1862)?
Câu 3. Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được?
ĐỀ 2:
Câu 1. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) có đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi
nghĩa trong phong trào Cần Vương
Câu 2. Nêu nôi dung chủ yếu của hiệp ước Hác măng (25.8.1883)?
Câu 3. Kể tên các nhà cải cách cuối thế kỉ XIX. Trình bày một số nội dung đề nghị cải cách?
IV. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
ĐỀ 1.
Câu 1.Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
a. Lãnh đạo:
- Lãnh đạo cao nhất là Phan Đình Phùng,ông là quan ngự sử trong triều.Tính cương trực,phản
đối việc phế lập vua của phe chủ chiến,bị cách chức về quê.
- Trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng là Cao Thắng (1864-1893).
b. Diễn biến:
+ Giai đoạn I:
- 1885 ( 1888 xây dựng căn cứ và chuẩn bị lực lượng rèn đúc vũ khí,
+ Giai đoạn II: 1888-1895
- Nghĩa quân dựa vào rừng núi hiểm trở tiến công địch,chỉ huy thống nhất,đẩy lùi nhiều cuộc
càn quét của địch.
- Thực dân Pháp tập Trung binh lực bao vây cô lập ngiã quân và tấn công vào căn cứ Ngàn
Trươi.
- 28-12-1895 Phan Đình Phùng hi sinh,nghĩa quân tan rã
c. Đây được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất vì không gian hoạt động rộng lớn, thời
gian kéo dài hơn 10 năm, có những trận đánh lớn làm tiêu hao sinh lực địch
Câu 2. Nội dung chính của hiệp ước Nhâm Tuất
Ngày 5-6-1862,Triều đình Huế ký với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều
quyền lợi
+ Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia
Định, Định Tường, Biên Hoà)và đảo Côn Lôn
+ Mở ba của biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên)cho Pháp vào buôn bán
+ Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia tô, bãi bot lệnh cấm đạo
trước đây
+ Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc
+ Pháp sẽ “trả lại” thành Vĩnh Long cho triều đình chhừng nào triều đình buộc đượcdân
chúng ngừng kháng chiến
Câu 3. Các đề nghị cải cách duy tân của nước ta cuoií thế kỉ XIX không thực hiện được
vì: -Các đề nghị cải cách còn mang tính lẻ tẻ,rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong,
-chưa đụng chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại .
-Triều đình phong kiến bảo thủ,không chấp nhận những thay đổi và từ chối sự cải cách.
ĐỀ 2
Câu 1. Khởi nghĩa Yên Thế
1. Căn cứ
- Yên Thế ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang,địa hình hiểm trở.
- Dân cư đa số là dân ngụ cư.Khi thực dân Pháp mở rộng chiếm đóng cướp đất của dân,để bảo vệ cuộc sống họ vùng lên đấu tranh
2.Diễn biến: 3 giai đoạn
- Giai đoạn:1884-1892 do Đề Nắm lãnh đạo,nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ ở Yên Thế.
- Giai đoạn: 1893-1908 do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo,thời kì nghĩa quân vừa chiến đấu,vừa xây dựng cơ sở.
Giai đoạn: 1909-1913 Pháp tập trung lực lượng liên tiếp càn quét và tấn công Yên Thế.10-2-1913 Hoàng Hoa Thám hi sinh phong trào tan rã.
Khở* Khởi nghĩa Yên Thế khác với khởi nghĩa cùng thời ở điểm nào ?
- Tồn tại lâu dài hơn.Lãnh đạo là nông dân.Chiến thuật đánh du kích,đánh vận động,đánh con tin buộc địch phải hoà hoãn.
- Phong trào kết hợp được vấn đề dân tộc và dân chủ với khẩu hiệu “giữ ruộng,giữ,giữ bản,giữ rừng”.
Câu 2 Điều ước Hắc- Măng

* Nội dung:
- Triều đình chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp.
- Thu hẹp địa giới quản lí của triều đình(chỉ còn Trung kì)
- Quyền ngoại giao của Đại Nam do Pháp nắm.Triều đình phải rút quân từ Bắc kì về Trung kì
Câu 3. Những nhà duy tân tiêu biểu và nội dung cơ bản
Nhà cải
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tưởng Thị Vĩnh Hòa
Dung lượng: 33,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)