Đề Kiểm tra 1 tiết

Chia sẻ bởi Lê Thị Hương | Ngày 27/04/2019 | 73

Chia sẻ tài liệu: Đề Kiểm tra 1 tiết thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

BỘ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN GDCD LỚP 12.
ĐỀ SỐ 1.
Câu 1: ( 2 điểm)
Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe danh dự và nhân phẩm?
Câu 2:( 3 điểm )
Quyền bình đẳng về kinh tế của các dân tộc ở Việt Nam được thể hiện như thế nào? Cho ví dụ?
Câu 3:( 5 điểm)
- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ở Việt Nam được biểu hiện như thế nào?
- Vận dụng kiến thức đã học em hãy giải quyết Bài tập tình huống sau:
Anh Nguyễn Văn T yêu chị Trần Thị H. Hai người quyết định kết hôn nhưng bố của chị H không đồng ý vì anh T và chị H không cùng đạo.
Câu hỏi:
1. Cho biết ý kiến của em về việc này?
2. Nếu em là em của chị H, thì em sẽ làm gì để giúp chị của mình?
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm

1
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe danh dự và nhân phẩm là:
+ Công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm;
- không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
2

2
Quyền bình đẳng về kinh tế của các dân tộc ở Việt Nam được thể hiện:
- Thể hiện trong chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước không có sự phân biệt giữa các dân tộc.
- Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số
- Nhà nước đã ban hành các chương trình phát triển kinh tế đối với các vùng đồng bào dân tộc miền núi: 135,134, hỗ trợ cây con, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, …


1

1

1

3
Bình đẳng giữa các tôn giáo ở Việt Nam được thể hiện là:
- Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật, công dân các tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ; không phân biệt bởi lí do tôn giáo, công dân có tôn giáo hay không tôn giáo đều phải tôn trọng nhau.
- Hoạt động tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước đảm bảo; các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ: các tôn giáo được đối xử bình đẳng và tự do hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật ; nghiêm cấm các hành vi xâm phạm các cơ sở tôn giáo hợp pháp.
* Ý kiến của em về việc này; Anh T và chị H có quyền kết hôn, việc phản đối của ông bố chi H là trái với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, pháp lệnh tôn giáo
* Nếu em là em của chị H thì em sẽ giải thích cho bố hiểu, thuyết phục bố đồng ý và khuyên chị H cùng thuyết phục bố


1.5



1.5




1


1


ĐỀ SỐ 2
Câu 1(2đ):
Là học sinh phổ thông em cần phải làm gì để bảo vệ “quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự “ của mình, đồng thời tôn trọng quyền này của người khác?
Câu 2(5đ):
Trình bày nội dung bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng? Thực hiện bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng có ý nghĩa như thế nào đối với người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay?
Câu 3(3đ):
Thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc? Tại sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu

Nội dung
Điểm

1


2,0


1.1



Học tập, tìm hiểu về pháp luật để nắm được nội dung các quyền tự do cơ bản của mình qua đó phân biệt được đâu là hành vi đúng pháp luật, đâu là hành vi phạm pháp luật qua đó nâng cao ý thức tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác

1,0


1.2
Thường xuyên rèn luyện và thể hiện ý thức tôn trọng quyền này của người khác: Không đánh người khác, không nói xấu người khác, không xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác
1,0

2


5,0

2
2.1
Nội dung bình đẳng giữa vợ và chồng
3,5


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)