đề kiểm tra 1 tiết
Chia sẻ bởi Ngô Thị Hoài Vân |
Ngày 26/04/2019 |
48
Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra 1 tiết thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG
TỔ SINH – CÔNG NGHỆ
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I NĂM 2012-2013
MÔN: SINH HỌC 12 –CƠ BẢN
THỜI GIAN : 45 PHÚT
ĐỀ 1
Câu 1: Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là:
A. codon. B. gen. C. anticodon. D. mã di truyền
Câu 2: Phân tử ADN của vi khuẩn E.côli sau 5 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu phân tử ADN con chứa 2 mạch hoàn toàn mới?
A. 32 B. 28 C. 31 D. 30
Câu 3: Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là:
A. UGU, UAA, UAG B. UUG, UGA, UAG C. UAG, UAA, UGA D. UUG, UAA, UGA
Câu 4: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc nào?
A. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
B. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.
C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
D. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản
Câu 5: Một gen dài 18380,4 A0 điều khiển tổng hợp một phân tử prôtêin. Số axit amin cấu trúc nên phân tử prôtêin đó là:
A. 5406 axit amin B. 5400 axit amin C. 1801 axit amin D. 1800 axit amin
Câu 6: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. ADN và ARN B. prôtêin C. ARN D. ADN
Câu 7: Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. mARN B. ADN C. prôtêin D. mARN và prôtêin
Câu 8: Điều hòa hoạt động gen chính là:
A. điều hòa quá trình dịch mã. B. điều hòa lượng sản phẩm của gen.
C. điều hòa quá trình phiên mã. D. điều hoà hoạt động nhân đôi ADN
Câu 9: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách
A. liên kết vào vùng khởi động. B. liên kết vào gen điều hòa.
C. liên kết vào vùng vận hành. D. liên kết vào vùng mã hóa.
Câu 10: Đột biến điểm có các dạng:
A.mất, thêm, thay thế 1 cặp nulêôtit. B.mất, thêm, đảo vị trí 1 cặp nulêôtit.
C.mất, thay thế, đảo vị trí vài cặp nulêôtit. D.thêm, thay thế, đảo vị trí vài cặp nulêôtit
Câu 11: Một gen có chiều dài 4080A0 và có 3075 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liên kết hiđrô. Khi gen đột biến này nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số nu mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là
A. A = T = 7890 ; G = X = 10110 B. A = T = 8416; G = X = 10784
C. A = T = 10110 ; G = X = 7890 D. A = T = 10784 ; G = X = 8416
Câu 12: Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự:
A. Phân tử ADN → đơn vị cơ bản nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit
B. Phân tử ADN → sợi cơ bản → đơn vị cơ bản nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → crômatit
C. Phân tử ADN → đơn vị cơ bản nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit
D. Phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → đơn vị cơ bản nuclêôxôm → crômatit
Câu 13: Đột biến làm tăng cường hàm lượng Amylaza ở Đại mạch thuộc dạng
A. mất đoạn nhiễm sắc thể. B. lặp đoạn nhiễm sắc thể.
C. đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 14: Sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể chỉ liên quan đến một hay một số cặp nhiễm sắc thể gọi là
A.đột biến lệch bội. B.đa bội thể lẻ. C.thể tam bội. D.thể tứ bội.
Câu 15: Một loài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thị Hoài Vân
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)