Đề kiểm tr 1 tiết Sinh học 11

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Lệ Thuý | Ngày 26/04/2019 | 93

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tr 1 tiết Sinh học 11 thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG II
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
Môn: Sinh học 11

 I. Phần trắc nghiệm (5đ)
Mã đề thi 132

Câu 1: Chức năng của dạ múi khế ở động vật nhai lại là:
A. Chứa thức ăn, tiêu hoá sinh học nhờ các vi sinh vật B. Tiêu hoá hoá học nhờ nước bọt
C. Tiêu hoá hoá học nhờ nước bọt, hấp thu bớt nước D. Tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa protein
Câu 2:   Con đường trao đổi chất nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí:
A.   Tổng hợp Acetyl – CoA từ pyruvat B.  Chuỗi truyền điện tử C.   Chu trình Creps D.    Đường phân
Câu 3: Loài động vật nào sau đây có cơ quan trao đổi khí hiệu quả nhất?
A. Lưỡng cư B. Bò sát C. Chim D. Giun đất
Câu 4: Thực vật hấp thụ ni tơ ở dạng nào?
A. Dạng ion NH-4 và NO3+ B. Dạng ion NH+4 và NO3- C. Ni tơ phân tử D. Dạng NH4 và NO3
Câu 5: Xếp các câu trả lời theo trật tự giảm dần nồng độ ôxi (từ cao nhất đến thấp nhất):
A. Máu rời phổi đi → Không khí thở vào → Các mô tế bào.
B. Các mô tế bào → Không khí thở vào → Máu rời phổi đi.
C. Không khí thở vào → Các mô tế bào → Máu rời phổi đi.
D. Không khí thở vào → Máu rời phổi đi → Các mô tế bào.
Câu 6: Các loài chim và các loài côn trùng bài tiết ra axit uric trong khi các loài thú và lưỡng cư bài tiết chủ yếu là urê. Ưu thế chủ yếu của chất thải axituric so với chất thải urê là:
A. Axituric là một phân tử đơn giản hơn. B. Axit uric dễ tan trong nước hơn.
C. Để bài tiết axit uric bị mất nước ít hơn. D. Để tạo axit uric cẩn sử dụng ít năng lượng hơn.
Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây sẽ làm cây héo rũ và chết khi ta bón phân cho cây quá liều lượng?
A. Phân bón làm cây quá thừa dinh dưỡng gây ngộ độc. B. Phân bón làm đen rễ và thối rễ cái lẫn rễ con.
C. Phân bón tạo ra áp suất thẩm thấu ngoài đất quá cao. D. Phân bón làm cây nóng quá nên cháy lá, khô thân.
Câu 8: Pha sáng của quang hợp sẽ cung cấp cho pha tối:
A. năng lượng ánh sáng B.  ATP và NADPH C.  CO2 D.  H2O
Câu 9: Lực chủ yếu vận chuyển nước từ thân lên lá đó là:
A.Lực liên kết giữa các phân tử nước và giữa nước với thành mạch. B.Lực hút của lá qua quá trình thoát hơi nước.
C. Cơ chế thẩm thấu được hình thành do sự chênh lệch nồng độ.
D. Áp suất rễ được hình thành qua quá trình hút nước của rễ
Câu 10: Lợi thế của thực vật C4:
A. Sử dụng nước một cách kinh tế hơn thực vật C3 B. Xảy ra ở điều kiện nồng độ CO2 thấp hơn so với thực vật C3
C.  Sử dụng ít ATP hơn trong pha tối so với thực vật C3 D.  Cần ít lượng tử ánh sáng để cố định CO2
Câu 11:   Chu trình Canvin -Benson không phụ thuộc trực tiếp vào ánh sáng, nhưng không xảy ra vào ban đêm, vì sao ? A.  Vì chu trình Canvin -Benson phụ thuộc vào các sản phẩm của pha sáng
B. Vì ban đêm nhiệt độ thấp không thích hợp với các phản ứng hoá học
C.  Vì nồng độ CO2 thường giảm vào ban đêm D. Vì  thực vật thường mở khí khổng vào ban đêm
Câu 12: Một người có huyết áp 125/80. Con số 125 chỉ . . . và con số 80 chỉ . . . :
A. . . . huyết áp trong khi co tim . . . huyết áp trong khi giãn tim.
B. . . . huyết áp trong các động mạch . . . huyết áp trong các tĩnh mạch.
C. . . . huyết áp động mạch . . . nhịp tim.
D. . . . huyết áp trong vòng tuần hoàn lớn . . . huyết áp trong vòng tuần hoàn phổi.
Câu 13: Điều sai khác lớn nhất giữa hệ tim mạch người và hệ tim mạch cá là:
A. Ở người có hai vòng tuần hoàn còn ở cá chỉ có một vòng tuần hoàn.
B. Các ngăn tim ở người gọi là các tâm nhĩ và tâm thất. C. Ở cá, máu được ôxi hóa khi qua nền mao mạch mang.
D. Người có vòng tuần hoàn kín,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Lệ Thuý
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)