ĐỀ KIỂM 1 TIẾT LẦN 2 KHỐI 11_ĐÁP ÁN
Chia sẻ bởi Đinh Quang Phương |
Ngày 26/04/2019 |
41
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM 1 TIẾT LẦN 2 KHỐI 11_ĐÁP ÁN thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5
NĂM HỌC: 2010-2011
MÔN: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài : 90 phút
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đề: Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. YÊU CẦU CHUNG:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Xác định được các luận điểm đúng đắn, luận cứ xác thực và biết lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp: phân tích, so sánh, bác bỏ….
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, dẫn chứng chính xác, bố cục hợp lí…
II. YÊU CẦU CỤ THỂ:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần phải đảm bảo được những ý cơ bản sau:
Mở bài:
- “Bệnh vô cảm” là một trong những căn bệnh tinh thần đáng lo ngại trong xã hội hiện nay.
- “Bệnh vô cảm” là biểu hiện cao độ của lối sống cá nhân ích kỉ, đáng phê phán và lên án.
Thân bài:
* Giải thích thế nào là “bệnh vô cảm”?
- Vô cảm là thái độ dửng dưng, không có cảm xúc trước các sự vật, hiện tượng xung quanh mình.
- Vô cảm vốn là một trạng thái tâm lí, nhưng hiện nay nó đã trở thành một căn bệnh tinh thần bởi mức độ trầm trọng và tính xã hội khá phổ biến của nó.
- “Bệnh vô cảm” là thái độ thờ ơ, lạnh lùng trước các sự kiện, sự việc xảy ra hằng ngày và trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác.
* Nguyên nhân của “bệnh vô cảm”.
- Xã hội ngày càng phát triển, sự đầy đủ về vật chất đi đối với sự phát triển của nhu cầu cá nhân làm cho con người ngày càng trở nên ích kỉ, chỉ lo vun vén cho bản thân mà ít nghĩ đến người khác.
- Không ít cá nhân có tầm nhận thức hạn hẹp do chưa được giáo dục chu đáo.
* Những biểu hiện của “bệnh vô cảm”.
- “Bệnh vô cảm” biểu hiện dưới hình thức, mức độ khác nhau. Ở mức độ cao, “bệnh vô cảm” đồng nghĩa với sự nhẫn tâm, thở ơ trước nỗi đau khổ của người khác, vô trách nhiệm trước con người và cuộc đời.
- Ví dụ: Người vô cảm có thái độ dửng dưng, không quan tâm khi nghe một câu chuyện đau lòng, khi chứng kiến một vụ tai nạn hoặc trước những cảnh đời bất hạnh…
- Ở mức độ thấp, người vô cảm khó hào nhập với mọi người trong gia đình và ngoài xã hội.
* Những tác hại của “bệnh vô cảm”.
- Người mắc “bệnh vô cảm” ngày càng bị cô lập với xã hội, tự đánh mất mình, tự giết chết tâm hồn mình.
- Đánh mất truyền thống tương thân tương ái, truyền thống đoàn kết tốt đẹp của dân tộc.
- Ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, làm rạn vỡ các mối quan hệ xã hội.
- Ranh giới giữa “bệnh vô cảm” và sự tàn nhẫn, độc ác là rất mong manh.
* Những biện pháp khắc phục “bệnh vô cảm”.
- Mỗi người cần làm giàu tâm hồn mình bằng nhiều cách như thưởng thức văn chương, nghệ thuật, tham gia các hoạt động có tính chất cộng đồng xã hội như giúp đỡ trẻ em bất hạnh, người gìa, cứu trợ đồng bào các vùng bị thiên tai…
- Mọi người cần quan tâm. Giúp đỡ những người có dấu hiệu của “bệnh vô cảm”, đưa họ trở về hòa nhập với cộng đồng.
Kết bài:
- Khẳng định “bệnh vô cảm” là đáng phê phán, chúng ta không nên mắc phải.
- Cái thiện, điều hay, điều tốt cần được nhân rộng để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
- Dù cuộc sống có phát triển đến đâu chăng nữa thì mỗi người cũng phải cố gắng giữ đạo lí và quan niệm sống thương người như thể thương thân của dân tộc.
III. BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 9 –10:
+ Đáp ứng tốt những yêu cầu trên
+ Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác
+ Liên hệ thực tế phù hợp, văn có cảm xúc.
+ Diễn đạt tốt, có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 7 – 8:
+ Đáp ứng phần lớn những yêu cầu trên
+ Bố cục , lập luận rõ ràng, dẫn chứng chính xác
+ Liên hệ thực tế phù hợp, văn có cảm xúc nhưng chưa nhiều.
+ Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.
- Điểm 5 – 6:
+ Hiểu đúng bài
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ
ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5
NĂM HỌC: 2010-2011
MÔN: Ngữ Văn 11
Thời gian làm bài : 90 phút
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đề: Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. YÊU CẦU CHUNG:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Xác định được các luận điểm đúng đắn, luận cứ xác thực và biết lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp: phân tích, so sánh, bác bỏ….
- Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, dẫn chứng chính xác, bố cục hợp lí…
II. YÊU CẦU CỤ THỂ:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần phải đảm bảo được những ý cơ bản sau:
Mở bài:
- “Bệnh vô cảm” là một trong những căn bệnh tinh thần đáng lo ngại trong xã hội hiện nay.
- “Bệnh vô cảm” là biểu hiện cao độ của lối sống cá nhân ích kỉ, đáng phê phán và lên án.
Thân bài:
* Giải thích thế nào là “bệnh vô cảm”?
- Vô cảm là thái độ dửng dưng, không có cảm xúc trước các sự vật, hiện tượng xung quanh mình.
- Vô cảm vốn là một trạng thái tâm lí, nhưng hiện nay nó đã trở thành một căn bệnh tinh thần bởi mức độ trầm trọng và tính xã hội khá phổ biến của nó.
- “Bệnh vô cảm” là thái độ thờ ơ, lạnh lùng trước các sự kiện, sự việc xảy ra hằng ngày và trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác.
* Nguyên nhân của “bệnh vô cảm”.
- Xã hội ngày càng phát triển, sự đầy đủ về vật chất đi đối với sự phát triển của nhu cầu cá nhân làm cho con người ngày càng trở nên ích kỉ, chỉ lo vun vén cho bản thân mà ít nghĩ đến người khác.
- Không ít cá nhân có tầm nhận thức hạn hẹp do chưa được giáo dục chu đáo.
* Những biểu hiện của “bệnh vô cảm”.
- “Bệnh vô cảm” biểu hiện dưới hình thức, mức độ khác nhau. Ở mức độ cao, “bệnh vô cảm” đồng nghĩa với sự nhẫn tâm, thở ơ trước nỗi đau khổ của người khác, vô trách nhiệm trước con người và cuộc đời.
- Ví dụ: Người vô cảm có thái độ dửng dưng, không quan tâm khi nghe một câu chuyện đau lòng, khi chứng kiến một vụ tai nạn hoặc trước những cảnh đời bất hạnh…
- Ở mức độ thấp, người vô cảm khó hào nhập với mọi người trong gia đình và ngoài xã hội.
* Những tác hại của “bệnh vô cảm”.
- Người mắc “bệnh vô cảm” ngày càng bị cô lập với xã hội, tự đánh mất mình, tự giết chết tâm hồn mình.
- Đánh mất truyền thống tương thân tương ái, truyền thống đoàn kết tốt đẹp của dân tộc.
- Ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, làm rạn vỡ các mối quan hệ xã hội.
- Ranh giới giữa “bệnh vô cảm” và sự tàn nhẫn, độc ác là rất mong manh.
* Những biện pháp khắc phục “bệnh vô cảm”.
- Mỗi người cần làm giàu tâm hồn mình bằng nhiều cách như thưởng thức văn chương, nghệ thuật, tham gia các hoạt động có tính chất cộng đồng xã hội như giúp đỡ trẻ em bất hạnh, người gìa, cứu trợ đồng bào các vùng bị thiên tai…
- Mọi người cần quan tâm. Giúp đỡ những người có dấu hiệu của “bệnh vô cảm”, đưa họ trở về hòa nhập với cộng đồng.
Kết bài:
- Khẳng định “bệnh vô cảm” là đáng phê phán, chúng ta không nên mắc phải.
- Cái thiện, điều hay, điều tốt cần được nhân rộng để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
- Dù cuộc sống có phát triển đến đâu chăng nữa thì mỗi người cũng phải cố gắng giữ đạo lí và quan niệm sống thương người như thể thương thân của dân tộc.
III. BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 9 –10:
+ Đáp ứng tốt những yêu cầu trên
+ Bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác
+ Liên hệ thực tế phù hợp, văn có cảm xúc.
+ Diễn đạt tốt, có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 7 – 8:
+ Đáp ứng phần lớn những yêu cầu trên
+ Bố cục , lập luận rõ ràng, dẫn chứng chính xác
+ Liên hệ thực tế phù hợp, văn có cảm xúc nhưng chưa nhiều.
+ Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt.
- Điểm 5 – 6:
+ Hiểu đúng bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Quang Phương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)