ĐỀ KHẢO SÁT TRẠNG NGUYÊN NHỎ TUỔI LỚP 2-3-4-5

Chia sẻ bởi Nguyễn Hắc Hải | Ngày 10/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KHẢO SÁT TRẠNG NGUYÊN NHỎ TUỔI LỚP 2-3-4-5 thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG TIỂU HỌC BÀI THI “TRẠNG NGUYÊN NHỎ TUỔI”
TRIỆU ĐỀ MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 5
Thời gian làm bài: 20 phút

Họ và tên học sinh: ……………………………………… SBD Số phách
Ngày sinh: ………………………………………………..
Học sinh trường TH: ……………………………………..

Thí sinh không được viết chèn vào dòng kẻ này

 Số phách
1. Chữ ký, họ tên GK 1: ……………………………………
2. Chữ ký, họ tên GK 2: ……………………………………
BÀI LÀM
Đọc bài thơ sau:
Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm ….

Mầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!
Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.

(Tố Hữu, sách TV5- tập 2)


Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc thực hiện yêu cầu của mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Anh Chiến sĩ nhớ về mẹ trong hoàn cảnh nào:
A. Buổi chiều mưa và gió.
B. Buổi chiều lâm thâm mưa phùn.
C. Buổi chiều mùa đông có gió núi và mưa phùn, thời điểm vào vụ cấy đông ở quê anh.
Câu 2: Trong bài thơ, tác giả sử dụng những từ đồng nghĩa nào?
A. Hai từ, đó là: …………………………………………………………………
A. Ba từ, đó là: ………………………………………………………………….
A. Bốn từ, đó là: …………………………………………………………………
Câu 3: Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh mấy lần?
A. Hai lần. B. Ba lần. C. Bốn lần.
Câu 4: Anh chiến sĩ đã dùng cách nói nào để làm yên lòng mẹ?
A. Cách nói nhân hóa. B. Cách nói so sánh. C. Cách nói ẩn dụ.
Câu 5: Hai dòng thơ nào gợi tả hình ảnh người mẹ hiện lên trong nỗi nhớ của anh chiến sĩ?
A. Dòng thứ nhất và dòng thứ hai. B. Dòng thứ năm và dòng thứ sáu.
C. Hai dòng thơ cuối.






Học sinh không viết vào phần gạch chéo này






Câu 6: Qua lời tâm tình của anh chiến sĩ, em nghĩ gì về người mẹ của anh?
A. Thương yêu con sâu nặng.
B. Yêu quê hương đất nước, thương yêu con.
C. Chịu thương chịu khó, thương yêu con sâu rộng.
Câu 7: Anh chiến sĩ có những phẩm chất đẹp đẽ gì?
A. Thương yêu mẹ, yêu quê hương đất nước.
B. Thương yêu mẹ, yêu nước, đặt tình mẹ con ngang tầm với tình yêu đất nước, sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc.
C. Thương yêu mẹ, yêu nước, đặt tình mẹ con ngang tầm với tình yêu đất nước.
Câu 8: Trong bài thơ, tình mẹ thương con được so sánh với:
A. Số hạt mưa phùn.
B. Số lượng mạ đã cấy.
C. Trăm núi, ngàn khe mà con đã đi qua.
Câu 9: Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu thơ sau:
“Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn”
Câu 10: Hãy viết 4 đến 5 câu văn nói về ý nghĩa của cụm từ “trăm núi ngàn khe” trong bài thơ.
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………….


TRƯỜNG TIỂU HỌC TRIỆU ĐỀ

HƯỚNG DẪN CHẤM TNNT 2013- 2014
MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 5

Câu 1
Đáp án
Điểm
Câu 1
Đáp án
Điểm

1
C
1
5
B
1

2
A
1
6
C
1

3
C
1
7
B
1

4
B
1
8
B
1








9
“Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn”
VN CN VN CN
1


10
Gợi ý: Cụm từ “trăm núi, ngàn khe” tác giả không chỉ số đơn vị cụ thể (100 núi và 1000 khe)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hắc Hải
Dung lượng: 116,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)