Đề khảo sát HKI công nghệ giáo dục

Chia sẻ bởi Trần Quốc Hương | Ngày 08/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Đề khảo sát HKI công nghệ giáo dục thuộc Tập đọc 1

Nội dung tài liệu:

Đề kiểm tra tiếng việt lớp 1 – công nghệ giáo dục
học kì I năm học 2010-2011 (Đề dùng tham khảo)
(Kèm theo Công văn số 8376/BGDĐT-GDTH ngày 10/12/2010)

I. mục đích
các : , và năng lực phân tích ngữ âm sinh sau khi học xong tuần 17 theo phân phối trình 1 CGD.
II. Cách làm
1. Bài đo nghiệm 2 - kỹ năng đọc: đo nghiệm từng học sinh.
2. Bài đo nghiệm 1, 3 - đo nghiệm năng lực phân tích ngữ âm và kỹ năng viết: đo nghiệm cả lớp cùng một lúc.
III. nội dung bài đo nghiệm
Bài 1: Đo nghiệm năng lực phân tích ngữ âm (10 điểm)
1. Yêu cầu: Kiểm tra học sinh về các kiến thức đã học
- Phân tích ngữ âm
- Ghi mô hình
2. Nội dung
Đề chẵn:
Em hãy đọc và đưa các tiếng sau vào mô hình:
Hoa, nở, quanh, năm





Đề lẻ:
Em hãy đọc và đưa các tiếng sau vào mô hình:
Cây, xoan, nở, hoa





3. Cách tiến hành
- Phô tô phụ lục 1 và phụ lục 2, mỗi học sinh một 1 tờ
- Giáo viên ghi tên trường, huyện, tỉnh… vào phần đầu.
- Giáo viên phát đề cho học sinh và hướng dẫn như sau:
+ Hướng dẫn học sinh tự ghi tên mình vào phần đầu trang.
+ Giáo viên nêu yêu cầu của đề.
+ Học sinh nhắc lại nhiệm vụ.
+ Học sinh tự đọc các tiếng cần phân tích.
+ Học sinh làm bài
4. Thời gian thực hiện: 20 phút
5. Cách tính điểm
Mỗi tiếng ghi đúng được 2,5 điểm (2,5 x 4 = 10 điểm)

Bài 2: Đo nghiệm kĩ năng đọc (10 điểm)
1. Yêu cầu:
- Đọc trơn, đọc đúng, to, rõ ràng.
- Tốc độ đọc giai đoạn này là 30 tiếng/ 1 phút
2. Nội dung:
H đọc bài đọc có độ dài 30 tiếng.
Cạnh sân nhà Lan là cây xoài cát. Tháng ba, hoa nở trắng cành. Đầu hè, cây ra quả. Quả xoài to, màu vàng sẫm. Lan rất thích ăn xoài.
3. Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu yêu cầu kiểm tra đọc trước lớp: từng em đọc trơn bài đọc, đọc to, rõ ràng, đọc nhanh.
- GV cho từng H đọc thầm bài đọc trước 1 lần (không quá 5 phút). (Phụ lục 3 có bài đọc đúng mẫu chữ trong sách).
- GV gọi từng học sinh đọc to bài đọc.
- GV ghi các thông số cần thiết vào bảng tổng hợp: họ tên học sinh, dân tộc, giới tính, điểm…
Chú ý: - Những tiếng học sinh chưa đọc được có thể cho bỏ qua, chuyển sang tiếng khác, sau đó quay lại đọc sau. Nếu vẫn không đọc được GV cho học sinh phân tích lại tiếng đó. Các tiếng không đọc trơn được cần ghi lại để sau kì kiểm tra GV cho học sinh luyện tập các âm (vần) đó kĩ hơn.
- Mục lưu ý trong bảng tổng hợp GV ghi những lỗi nhiều học sinh trong lớp mình, địa phương mình mắc về cả ba kĩ năng kiểm tra.
4. Cách tính điểm
- 9, 10 điểm (giỏi): Đọc đúng, to, rõ ràng, dưới 1 phút đến 1 phút.
- 7, 8 điểm (khá): Đọc đúng, to, rõ ràng, từ trên 1 phút đến 3 phút.
- 5, 6 điểm (trung bình): từ 3 đến 5 phút.
- Dưới 5 điểm (kém): trên 5 phút.
5. Thời gian thực hiện: Tùy theo số lượng học sinh của lớp mình.

Bài 3: Đo nghiệm kĩ năng viết (10 điểm)
1. Yêu cầu:
- Yêu cầu học sinh có tư thế ngồi viết đúng.
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ vừa.
- Trình bày sạch, đẹp.
2. Nội dung:
Bài 1: Nghe - viết
H viết bài chính tả có độ dài 25 tiếng.
Ở đầu hè nhà bạn Mai có cây hoa lan. Thân cây cao to, vỏ bạc trắng, lá dày cỡ bằng bàn tay, xanh thẫm.
Bài 2: Điền vào chỗ trống:
a. ( g/ gh): nhà …
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quốc Hương
Dung lượng: 29,97KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)