đề khảo sát công dân 12 lần 1

Chia sẻ bởi Trân Văn Mạnh | Ngày 27/04/2019 | 94

Chia sẻ tài liệu: đề khảo sát công dân 12 lần 1 thuộc Giáo dục công dân 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT A

ĐỀ KHẢO SÁT LẦN 1
Môn: Giáo dục công dân 12
Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)



Mã đề thi 4567

Họ, tên học sinh:.....................................................................Lớp: .............................

Câu 1: Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi phải được diễn đạt
A. tương đối chính xác, một nghĩa. B. chính xác, một nghĩa.
C. chính xác, đa nghĩa. D. tương đối chính xác, đa nghĩa.
Câu 2: Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
B. nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện.
C. ý chí của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện.
D. ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
Câu 3: . Khẳng định nào dưới đây là không đúng khi nói về quan hệ giữa pháp luật với đạo đức?
A. Quy phạm pháp luật chủ yếu thể hiện quan niệm về đạo đức.
B. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện các giá trị đạo đức.
C. Pháp luật là phương tiện đặc thù để bảo vệ các giá trị đạo đức.
D. Pháp luật và đạo đức được thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
Câu 4: So với pháp luật thì đạo đức có phạm vi điều chỉnh
A. như nhau. B. bằng nhau. C. hẹp hơn. D. rộng hơn.
Câu 5: Người bị xử lí hành chính do không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là biểu hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quy định, ràng buộc chung.
Câu 6: Bạn Mai thắc mắc, tại sao cả Hiến pháp và Luật bảo vệ môi trường đều quy định:" Bảo vệ môi trường là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và mỗi người, là biểu hiện của nếp sống văn hóa, đạo đức...". Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật để giải thích cho bạn Mai?
A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính bắt buộc chung.
Câu 7: Công dân chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 8: Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm
A. kỉ luật lao động. B. quy tắc quản lí Nhà nước.
C. kỉ luật của tổ chức. D. quy tắc quản lí hành chính.
Câu 9: Áp dụng pháp luật được hiểu là các cơ quan, công chức Nhà nước có thẩm quyền ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện
A. các quyền và trách nhiệm cụ thể của công dân.
B. các quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân.
C. các nghĩa vụ và lợi ích cụ thể của công dân.
D. các nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể của công dân.
Câu 10: Thực hiện pháp luật không phải là nội dung nào dưới đây?
A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.
B. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.
C. Không làm những việc mà pháp luật cấm.
D. Làm những việc mà pháp luật cấm.
Câu 11: Cảnh sát giao thông xử phạt người chở hàng cồng kềnh khi tham gia giao thông là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 12: Anh An đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào người đi đường, làm họ bị trấn thương, tổn hại sức khỏe là 45% và xe máy bị hư hỏng nặng. Trong trường hợp này, anh An phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào?
A. Hình sự và hành chính. B. Hình sự và dân sự.
C. Dân sự và hành chính. D. Kỉ luật và dân sự.
Câu 13: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng
A. phải chịu trách nhiệm như nhau.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trân Văn Mạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)