De khao sat chat luong lop 8
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Lương |
Ngày 17/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: de khao sat chat luong lop 8 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT
HUYỆN BÌNH GIA
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
( Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(...) Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
- Dạ, bẩm...
- Đuổi cổ nó ra! (...)
(Trích Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn)
a/ Dấu chấm lửng trong câu: "- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!" có tác dụng gì?
b/ Em hiểu gì về bản chất của viên quan phủ trong đoạn văn trên?
Câu 2: (1 điểm) Tìm từ tượng hình trong câu thơ sau:
“ Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi!”
( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Câu 3: (6 điểm)
Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ của tác giả Ngô Tất Tố (Ngữ văn 8, tập I) trong khoảng từ 8 đến 10 dòng.
------------Hết-----------
PHÒNG GD&ĐT
HUYỆN BÌNH GIA
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Câu 1 ( 3 điểm):
a/ Dấu chấm lửng trong câu "- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!" có tác dụng biểu thị lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng, thể hiện sự bối rối lúng túng, hốt hoảng, đau đớn... của nhân vật người nông dân. (1đ)
b/ HS nêu được hiểu biết về bản chất của viên quan phủ:
Là một kẻ vô trách nhiệm, quen thói hống hách quát nạt, luôn tỏ ra có uy quyền, một tên quan "lòng lang dạ thú". Ngay bên bờ vực tai họa của nhân dân, kẻ mang chức danh cha mẹ của dân lại chỉ nghĩ đến việc tận hưởng các thú vui ích kỷ của bản thân mình. (2đ)
Câu 2: (1 điểm) Từ tượng hình là các từ in đậm: (Tìm đúng 1 từ được 0,5 đ)
“ Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi!”
( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Câu 3: Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ của tác giả Ngô Tất Tố (Ngữ văn 8, tập I) trong khoảng từ 8 đến 10 dòng. (6 điểm)
Hướng dẫn chấm:
* Nội dung: Đảm bảo nêu được các chi tiết, sự việc chính.( 4 điểm)
( Tóm tắt đúng 1 chi tiết, sự việc được 0,75 điểm, tóm tắt đúng đủ được 4 điểm)
Sự việc tiêu biểu, nhân vật quan trọng. - Chị Dậu chăm sóc chồng ốm nặng. - Cai lệ và người nhà lí trưởng vào quát tháo đòi sưu, định bắt anh Dậu. - Chị Dậu hạ mình van xin nhưng chúng vẫn cố tình hành hạ cả chồng chị lẫn bản thân chị . - Bị dồn vào đường cùng và để bảo vệ chồng, chị đã vùng lên chống trả. - Chị đã quật ngã hai tên tay sai.
* Hình thức
- Lời văn trong sáng, chữ viết chuẩn chính tả ( 0,5 điểm)
- Tóm tắt ngắn gọn đầy đủ nội dung trong khoảng từ 10 đến 12 dòng ( 0,5 điểm )
- Các ý xắp xếp theo một trình tự hợp lí ( 1 đ)
* Lưu ý: Học sinh có thể có nhiều các diễn đạt ý song phải đảm bảo đước các ý chính và cách sắp xếp theo trình tự nêu trên - Giáo viên linh hoạt, không quá cứng nhắc trong khi chẩm bài
Điểm toàn bài là tổng điểm từng phần, tính lẻ 0,5 .
HUYỆN BÌNH GIA
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
( Thời gian làm bài 45 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(...) Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
- Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
- Dạ, bẩm...
- Đuổi cổ nó ra! (...)
(Trích Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn)
a/ Dấu chấm lửng trong câu: "- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!" có tác dụng gì?
b/ Em hiểu gì về bản chất của viên quan phủ trong đoạn văn trên?
Câu 2: (1 điểm) Tìm từ tượng hình trong câu thơ sau:
“ Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi!”
( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Câu 3: (6 điểm)
Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ của tác giả Ngô Tất Tố (Ngữ văn 8, tập I) trong khoảng từ 8 đến 10 dòng.
------------Hết-----------
PHÒNG GD&ĐT
HUYỆN BÌNH GIA
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2011 - 2012
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
Câu 1 ( 3 điểm):
a/ Dấu chấm lửng trong câu "- Bẩm... quan lớn... đê vỡ mất rồi!" có tác dụng biểu thị lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng, thể hiện sự bối rối lúng túng, hốt hoảng, đau đớn... của nhân vật người nông dân. (1đ)
b/ HS nêu được hiểu biết về bản chất của viên quan phủ:
Là một kẻ vô trách nhiệm, quen thói hống hách quát nạt, luôn tỏ ra có uy quyền, một tên quan "lòng lang dạ thú". Ngay bên bờ vực tai họa của nhân dân, kẻ mang chức danh cha mẹ của dân lại chỉ nghĩ đến việc tận hưởng các thú vui ích kỷ của bản thân mình. (2đ)
Câu 2: (1 điểm) Từ tượng hình là các từ in đậm: (Tìm đúng 1 từ được 0,5 đ)
“ Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi!”
( Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Câu 3: Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ của tác giả Ngô Tất Tố (Ngữ văn 8, tập I) trong khoảng từ 8 đến 10 dòng. (6 điểm)
Hướng dẫn chấm:
* Nội dung: Đảm bảo nêu được các chi tiết, sự việc chính.( 4 điểm)
( Tóm tắt đúng 1 chi tiết, sự việc được 0,75 điểm, tóm tắt đúng đủ được 4 điểm)
Sự việc tiêu biểu, nhân vật quan trọng. - Chị Dậu chăm sóc chồng ốm nặng. - Cai lệ và người nhà lí trưởng vào quát tháo đòi sưu, định bắt anh Dậu. - Chị Dậu hạ mình van xin nhưng chúng vẫn cố tình hành hạ cả chồng chị lẫn bản thân chị . - Bị dồn vào đường cùng và để bảo vệ chồng, chị đã vùng lên chống trả. - Chị đã quật ngã hai tên tay sai.
* Hình thức
- Lời văn trong sáng, chữ viết chuẩn chính tả ( 0,5 điểm)
- Tóm tắt ngắn gọn đầy đủ nội dung trong khoảng từ 10 đến 12 dòng ( 0,5 điểm )
- Các ý xắp xếp theo một trình tự hợp lí ( 1 đ)
* Lưu ý: Học sinh có thể có nhiều các diễn đạt ý song phải đảm bảo đước các ý chính và cách sắp xếp theo trình tự nêu trên - Giáo viên linh hoạt, không quá cứng nhắc trong khi chẩm bài
Điểm toàn bài là tổng điểm từng phần, tính lẻ 0,5 .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Lương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)