ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GV

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Yỹ Thuý | Ngày 10/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GV thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN
TRƯỜNG TH THỤ LỘC
Môn: Tiếng Việt - 60 phút

Câu 1:(3đ)
a)Hãy tìm tất cả các nguyên âm đôi có trong Tiếng Việt?
b)Nhận xét chỗ sai của câu sau và viết lại cho đúng ngữ pháp Tiếng Việt.
- Khi những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non.
Câu 2: ( 3đ)Xác định các bộ phận chủ ngữ,vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau:
a) Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.
b)Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.
Câu 3: (4đ) Đồng chí hiểu nghĩa câu tục ngữ và các từ sau như thế nào?
a) Ăn vóc học hay.
b) khẩn khoản, đồng bào
Câu 4: (4đ)Trong bài Tre Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của tre: Sự đùm bọc, đoàn kết? Cách nói này hay như thế nào?
Câu 5: (6đ)Là một người giáo viên Tiểu học, đồng chí xác định vị thế và tầm quan trọng của mình như thế nào trong xã hội ? Từ đó hãy nêu ra các giải pháp để nâng cao chất lượng toàn diện của lớp mình phụ trách và của nhà trường trong tình hình thực tế hiện nay.





















Đáp án
Câu 1:a) (1đ)Tiếng Việt có 3 nguyên âm đôi / ie/,/uo/,/ /
Nguyên âm đôi /ie/ được ghi bằng các tổ hợp chữ cái: iê,yê,ia,ya
/uo/ uô,ua
/ / ươ,ưa
b)Chưa có 2 bộ phận chính của câu, chỉ có trạng ngữ.(1đ)
Sửa lại: Bỏ từ khi và viết lại: Những hạt mưa đầu xuân nhè nhẹ rơi trên lá non.(1đ)
Câu 2:
a) Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng /có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.
b)Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy/ râm ran.
Câu 3:
a) Ăn vóc học hay: Có ăn thì mới có sức vóc, có học thì mới biết điều hay lẽ phải trong cuộc sống.(2đ)
b)- khẩn khoản: tha thiết, nài nỉ người khác chấp nhận yêu cầu mong muốn của mình.(1đ)
- đồng bào: Những người cùng giống nòi, cùng đất nước.(1đ)
Câu 4: Trong đoạn thơ này, tác giả đã sử dụng cách nói nhân hoá để nói về những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết. Nhân hoá ở đây nghĩa là gán cho tre những đặc tính của người: những thân tre bao bọc, che chở cho nhau;tay tre ôm níu nhau quấn quýt; họ hàng nhà tre sống quây quần, ấm cúng bên nhau….
- Cách nói nhân hoá làm cho cảnh vật trở nên sống động. Những cây tre như những sinh thể mang hồn người. Cách nói này gúp tác giả thể hiện được hai tầng nghĩa: vừa nói được những phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam, lại vừa nói được những phẩm chất, những truyền thống tốt đẹp, cao đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Câu 5:- Tiểu học là bậc học nền móng, móng nền là cơ sở bảo đảm cho việc xây dựng ngôi nhà phổ thông. Nơi đây từ vòng tay ấm áp của bố mẹ, đứa bé ngỡ ngàng bước vào môi trường mới. Bắt đầu thực hiện quá trình xã hội hoá cá nhân. Mầm xanh mới nhú đòi hỏi sự chăm sóc chu đáo với tình thương, trách nhiệm, tay nghề tinh xảo của các thầy cô giáo.
- Bằng trải nghiệm của bản thân, mỗi chúng ta đều biết rõ rằng rất nhiều hiểu biết, kỹ năng và thói quen tốt đẹp được hình thành từ bậc Tiểu học và theo ta đến suốt cuộc đời. Các thầy cô giáo mẫu mực và tâm huyết đã để lại ấn tượng sâu sắc trong học sinh của mình qua từng nét chữ, cách xưng hô, ứng xử trong giao tiếp đến cách giữ gìn sách vở, ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
- Toàn xã hội, toàn ngành giáo dục, các bậc phụ huynh đều đặt niềm tin và hy vọng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Yỹ Thuý
Dung lượng: 43,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)