Đề khảo sát chất lượng đầu nam 2012- 2013
Chia sẻ bởi Lê Thị Thể |
Ngày 17/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: Đề khảo sát chất lượng đầu nam 2012- 2013 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Phòng Giáo dục Đào tạo Duy Xuyên
Trường THCS Lương Thế Vinh ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Môn: Ngữ Văn 6 - Năm học: 2012-2013
Thời gian:90 phút (không kể thời gian giao đề)
I/ Phần trắc nghiệm (2 điểm) Lựa chọn 1 câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu ấy..
Câu 1: Câu dưới đây gồm mấy từ ?
Ngày chủ nhật trường tổ chức cho chúng tôi đi tham quan..
A. 6 từ B. 8 từ C. 9 từ D .10 từ
Câu 2: Hai câu thơ sau có mấy từ mượn ?
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mõi miệng cái gia gia. (Bà Huyện Thanh Quan)
A. 1 từ B. 2 từ C. 3 từ D. 4 từ
Câu 3: Trong các từ dưới đây, từ nào là từ láy:
A. Học hỏi. B. Đi đứng C. Khúc khích D. Tươi tốt.
Câu 4: Trong các từ dưới đây, từ nào là từ ghép:
A. Bồi hồi. B. Nho nhỏ. C. Thơ thẩn. D. Đông đủ
Câu 5 Trong các tữ sau, từ nào là từ mượn?
A. Trẻ con. B. Con nít. C. Nhi đồng. D. Em bé.
Câu 6:Văn bản “Thánh Gióng” thuộc thể loại gì?
A. Truyền thuyết B. Cổ tích C. Ngụ ngôn D. Truyện cười.
Câu 7: Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?
A. Vũ khí hiện đại để giết giặc. B. Tình làng nghĩa xóm
C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng. D. Người anh hùng đánh giặc cứu nước.
Câu 8:Văn bản thuộc thể loại truyền thuyết, cổ tích đều được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Biểu cảm B.Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận
II/ Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1(1 điểm): Từ là gì?
Câu2( 2 điểm):Trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật Thánh Gióng?
Câu 3(5 điểm): Năm nay em được lên lớp 6, được học ở ngôi trường mới. Hãy tả ngôi trường mà em đang học và nêu cảm nghĩ của em.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I/ Phần trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Trả lời
B
B
C
D
C
A
D
C
II/Phần tự luận:
Câu1 : Nêu đúng như ở SGK (1 đ)
Câu 2: (2đ) Cảm nghĩ về Thánh Gióng: HS tự cảm nhận nhưng cần thể hiện được các suy nghĩ như: yêu quý, cảm phục về tinh thần, sức mạnh của Gióng. Tự hào về Gióng, về đất nước Việt Nam đã sinh ra những người con anh hùng như Gióng... học tập ở Gióng lòng yêu nước, sự dũng cảm, gan dạ ...
HS viết lưu loát có những suy nghĩ cảm nhận hay thì cho điểm tối đa.
Câu 3 (5 đ)
Yêu cầu:
1, Thể loại: Văn miêu tả
2, Hình thức: Bố cục đầy đủ 3 phần; Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
3, Kỹ năng: Nắm vững các kỹ năng làm văn miêu tả kết hợp biểu cảm
4, Nội dung:
Mở bài: Giới thiệu ngôi trường mới .
Thân bài: Tả ngôi trường (Cổng trường, sân trường, cây cối, phòng bộ môn,lớp học…)Suy nghĩ của em về trường mới, thầy cô và bạn mới.
C.Kết bài: Tình cảm gắn bó với ngôi trường, thầy cô và bè bạn.
III/ Biểu điểm:
Điểm5: Bài viết giàu cảm xúc, giàu hình ảnh văn lưu loát , đảm bảo tốt các yêu cầu trên.
Điểm 3--4: Đảm bảo yêu cầu trên, văn trôi chảy, có hình ảnh, sai phạm 2-3 lỗi về diễn đạt, chính tả
Điểm 2-2,5: Biết cách làm, đúng phương pháp song còn sơ sài, ít cảm xúc, sai 6-7 lỗi diễn đạt, từ., chính tả
Điểm 1: Chưa nắm phương pháp, văn quá lủng củng, viết sơ sài, sai nhiều lỗi.
Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
Trường THCS Lương Thế Vinh ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Môn: Ngữ Văn 6 - Năm học: 2012-2013
Thời gian:90 phút (không kể thời gian giao đề)
I/ Phần trắc nghiệm (2 điểm) Lựa chọn 1 câu trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu ấy..
Câu 1: Câu dưới đây gồm mấy từ ?
Ngày chủ nhật trường tổ chức cho chúng tôi đi tham quan..
A. 6 từ B. 8 từ C. 9 từ D .10 từ
Câu 2: Hai câu thơ sau có mấy từ mượn ?
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mõi miệng cái gia gia. (Bà Huyện Thanh Quan)
A. 1 từ B. 2 từ C. 3 từ D. 4 từ
Câu 3: Trong các từ dưới đây, từ nào là từ láy:
A. Học hỏi. B. Đi đứng C. Khúc khích D. Tươi tốt.
Câu 4: Trong các từ dưới đây, từ nào là từ ghép:
A. Bồi hồi. B. Nho nhỏ. C. Thơ thẩn. D. Đông đủ
Câu 5 Trong các tữ sau, từ nào là từ mượn?
A. Trẻ con. B. Con nít. C. Nhi đồng. D. Em bé.
Câu 6:Văn bản “Thánh Gióng” thuộc thể loại gì?
A. Truyền thuyết B. Cổ tích C. Ngụ ngôn D. Truyện cười.
Câu 7: Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?
A. Vũ khí hiện đại để giết giặc. B. Tình làng nghĩa xóm
C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng. D. Người anh hùng đánh giặc cứu nước.
Câu 8:Văn bản thuộc thể loại truyền thuyết, cổ tích đều được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Biểu cảm B.Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận
II/ Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1(1 điểm): Từ là gì?
Câu2( 2 điểm):Trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật Thánh Gióng?
Câu 3(5 điểm): Năm nay em được lên lớp 6, được học ở ngôi trường mới. Hãy tả ngôi trường mà em đang học và nêu cảm nghĩ của em.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I/ Phần trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Trả lời
B
B
C
D
C
A
D
C
II/Phần tự luận:
Câu1 : Nêu đúng như ở SGK (1 đ)
Câu 2: (2đ) Cảm nghĩ về Thánh Gióng: HS tự cảm nhận nhưng cần thể hiện được các suy nghĩ như: yêu quý, cảm phục về tinh thần, sức mạnh của Gióng. Tự hào về Gióng, về đất nước Việt Nam đã sinh ra những người con anh hùng như Gióng... học tập ở Gióng lòng yêu nước, sự dũng cảm, gan dạ ...
HS viết lưu loát có những suy nghĩ cảm nhận hay thì cho điểm tối đa.
Câu 3 (5 đ)
Yêu cầu:
1, Thể loại: Văn miêu tả
2, Hình thức: Bố cục đầy đủ 3 phần; Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
3, Kỹ năng: Nắm vững các kỹ năng làm văn miêu tả kết hợp biểu cảm
4, Nội dung:
Mở bài: Giới thiệu ngôi trường mới .
Thân bài: Tả ngôi trường (Cổng trường, sân trường, cây cối, phòng bộ môn,lớp học…)Suy nghĩ của em về trường mới, thầy cô và bạn mới.
C.Kết bài: Tình cảm gắn bó với ngôi trường, thầy cô và bè bạn.
III/ Biểu điểm:
Điểm5: Bài viết giàu cảm xúc, giàu hình ảnh văn lưu loát , đảm bảo tốt các yêu cầu trên.
Điểm 3--4: Đảm bảo yêu cầu trên, văn trôi chảy, có hình ảnh, sai phạm 2-3 lỗi về diễn đạt, chính tả
Điểm 2-2,5: Biết cách làm, đúng phương pháp song còn sơ sài, ít cảm xúc, sai 6-7 lỗi diễn đạt, từ., chính tả
Điểm 1: Chưa nắm phương pháp, văn quá lủng củng, viết sơ sài, sai nhiều lỗi.
Điểm 0: Bỏ giấy trắng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Thể
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)