Đề khảo sát chất lượng

Chia sẻ bởi Trường THPT Ngô Thì Nhậm | Ngày 26/04/2019 | 251

Chia sẻ tài liệu: Đề khảo sát chất lượng thuộc Ngữ văn 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG
MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10
NĂM HỌC 2015 - 2016
Thời gian làm bài 180 phút

Đề thi gồm 02 phần trong 01 trang
I. Phần đọc hiểu văn bản (6 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói  Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ  Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa  Óng tre ngà và mềm mại như tơ. 
(Tiếng Việt – Lưu Quang Vũ)
Câu 1 (0,5): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2 (1,5): Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối ?
Câu 3 (4,0): Hiện nay có nhiều người Việt nói và viết không đúng tiếng Việt, phải chăng vì họ không trân trọng , yêu quý tiếng mẹ đẻ của mình?

II. Phần nghị luận (14 điểm)
Câu 1(6 điểm):
Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa câu chuyện sau:

THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.
- Còn nặn thêm gì nữa, con người ? – Ngài hỏi
Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đủ đầy – tay, chân, đầu..., rồi nói:
- Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.
Thượng đế, dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:
- Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.
(Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống – Tập 2, tr.104 – NXB CAND)

Câu 2 (8 điểm):
“Nguyễn Du viết Truyện Kiều như có máu rỏ lên đầu ngọn bút, nước mắt thấm qua tờ giấy” (Mộng Liên Đường)
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua một số trích đoạn Truyện Kiều được học trong chương trình Ngữ văn 10.

--------Hết---------













SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT NGÔ THÌ NHẬM
ĐÁP ÁN
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG KHỐI 11
MÔN NGỮ VĂN




Câu
Đáp án
Điểm

1
Biện pháp so sánh: …thành một làn sóng…., …như các thư của quý.
Phân tích: Diễn đạt giàu hình tượng, giúp cảm nhận cụ thể, rõ ràng về tinh thần yêu nước, tình cảm ngợi ca, tự hào của người viết.
3,0

2
1. Về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội với bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,...dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc
2,0


2. Về kiến thức:
Cần thể hiện được :
Tinh thần yêu nước của dân ta là một truyền thống quý báu; được thể hiện ở nhiều hình thức, trong những hoàn cảnh khác nhau
Hiện nay đất nước ta đang trong thời bình, trong thời kỳ phát triển kinh tế, giao lưu quốc tế rộng rãi, yêu nước là phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, thi đua học tập và lao động sản xuất…tạo vị thế và niềm tự hào của dân tộc trên trường quốc tế…
Tuy trong thời bình nhưng đất nước đang đứng trước những nguy cơ bất ổn, bị xâm phạm chủ quyền, hơn lúc nào hết, yêu nước là phát huy tình đoàn kết dân tộc, trên dưới một lòng, đấu tranh hoà bình khôn khéo đề bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, ổn định xã hội.
Là học sinh, là người Việt, luôn đề cao cảnh giác, phát huy tình đoàn kết dân tộc, ra sức học tập….
5,0

2
1. Về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận văn học với bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.
2,0


2. Về kiến thức:
Đảm bảo những ý cơ bản sau:
Phong trào Thơ mới ra đời trong hoàn cảnh xã hội đặc biệt; những nhà Thơ mới sớm chịu ảnh hưởng của thơ ca lãng mạn phương Tây; họ không trực tiếp cầm vũ khí đấu tranh và thơ của họ có phần uỷ mị riêng tư
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)