Đề khảo sát chất lượng

Chia sẻ bởi Trần Minh Tuấn | Ngày 26/04/2019 | 120

Chia sẻ tài liệu: Đề khảo sát chất lượng thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPTCHUYÊN
LÊ HỒNG PHONG
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề có 04 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 - LẦN 1
Năm học: 2017 - 2018
Môn: Lịch sử Lớp: 12 THXH
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề.


Mã đề thi: 926

Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................

Câu 1. Hội nghị Muy-ních (29-9-1938) bàn đến nội dung chủ yếu nào?
A. Chấm dứt xâm chiếm Tiệp Khắc và các hoạt động thôn tính châu Âu.
B. Trao vùng Xuy-đéc cho Đức, chấm dứt mọi cuộc thôn tính châu Âu.
C. Trả vùng Xuy-đéc cho Đức để chấm dứt mọi cuộc thôn tính châu Âu.
D. Sáp nhập Tiệp Khắc vào Đức để chấm dứt mọi cuộc thôn tính châu Âu.
Câu 2. Khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế trong phong trào cách mạng Việt Nam năm 1930 vì
A. đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo nhân dân Việt Nam.
B. khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản đã không còn phù hợp.
C. giải quyết được những mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam.
D. là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, phù hợp với thực tiễn.
Câu 3. Trong thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), công thương nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển vì
A. tư bản Pháp nới lỏng độc quyền, cho người Việt tự do kinh doanh.
B. thực dân Pháp chỉ đầu tư phát triển đồn điền cao su và khai mỏ.
C. thực dân Pháp chỉ đầu tư phát triển công nghiệp phục vụ chiến tranh.
D. hàng hóa nhập khẩu từ chính quốc Pháp sang Đông Dương giảm.
Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản và các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài. B. Sự lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của nhà nước.
C. Chi phí cho quốc phòng thấp. D. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.
Câu 5. Từ cuối tháng 3 - 1954, bộ đội chủ lực Việt Nam tiến công vào phân khu trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ với mục đích chủ yếu là
A. bao vây, chia cắt, khống chế địch. B. phân tán cao độ lực lượng quân Pháp.
C. buộc Pháp phải chấp nhận đàm phán. D. giành thế chủ động trên chiến trường.
Câu 6. Nhận thức mới của Nguyễn Tất Thành trong giai đoạn 1911- 1917 so với các nhà yêu nước tiền bối là về
A. xác định bạn và thù. B. mục tiêu đấu tranh trước mắt.
C. hình thức đấu tranh. D. khuynh hướng cứu nước.
Câu 7. Âm mưu của Mĩ khi mở cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh) trong Đông - Xuân 1966 - 1967 nhằm
A. tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta ở miền Nam.
B. thu hẹp vùng giải phóng của ta, củng cố, mở rộng "ấp chiến lược".
C. tiêu hao chủ lực của ta, giành lại thế chủ động trên chiến trường.
D. giành thắng lợi quân sự quyết định tạo lợi thế trên bàn đàm phán.
Câu 8. Việc giải quyết hậu quả khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã tác động gì đến quan hệ ngoại giao giữa các cường quốc tư bản?
A. Tiếp tục con đường hợp tác, hữu nghị. B. Chuyển biến ngày càng phức tạp.
C. Tiếp tục con đường hợp tác. D. Tiếp tục con đường hòa bình.
Câu 9. Tháng 5/1945, những tổ chức nào dưới đây hợp nhất thành Việt Nam giải phóng quân?
A. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội tự vệ Cao Bằng.
B. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội Cứu quốc quân.
C. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội Vệ quốc quân.
D. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội du kích Ba Tơ.
Câu 10. Mục đích chính của Mĩ trong việc kí kết Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (1951) là
A. tạo thế cân bằng chiến lược về quân sự giữa Mĩ và Nhật Bản.
B. kết thúc chế độ chiếm đóng của Đồng minh trên lãnh thổ Nhật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Minh Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)