Đề khảo sát chất lượng
Chia sẻ bởi Vũ Văn Quyết |
Ngày 26/04/2019 |
98
Chia sẻ tài liệu: Đề khảo sát chất lượng thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
SỞ GD& ĐT BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG THPT AN MỸ
(Đề thi có 04 trang)
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018
Bài thi: Khoa học xã hội
Môn thi thành phần: Lịch sử
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề:QG2018.13
A
Họ và tên thí sinh: …………………………… Số báo danh:……………………………………….
Câu 1. Theo “Phương án Maobatton”, Ấn Độ đã bị chia cắt thành những quốc gia nào sau đây?
A. Ấn Độ và Pakixtan. B. Bănglađét và Pakixtan.
C. Ấn Độ và Bănglađét. D. Pakixtan và Nepan.
Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân tố nào sau đây giúp các nước Tây Âu nhanh chóng khôi phục kinh tế?
A. Nhận được khoản bồi thường lớn để khôi phục kinh tế.
B. Viện trợ của Mĩ thông qua “Kế hoạch Mácsan”.
C. Chính sách đúng đắn của các Nhà nước ở Tây Âu.
D. Sự nổ lực vươn lên của nhân dân các nước Tây Âu.
Câu 3. Ý nghĩa lớn nhất về thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xãhội từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 (thế kỉ XX) mà Liên Xô đạt được đã
A. đạt thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự với Mĩ.
B. ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
D. thể hiện tính ưu việt của chế độ mới.
Câu 4. Mâu thuẫn nào dưới đây là cơ bản của các dân tộc Đông Dương từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Đông Dương với thực dân Pháp.
B. Mâu thuẫn giữa nông dân, công nhân Đông Dương với Pháp.
C. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.
D. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản.
Câu 5. Đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925 là gì?
A. Phong trào thể hiện ý thức chính trị.
B. Phong trào chủ yếu đòi quyền lợi về chính trị.
C. Phong trào đấu tranh chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế, mang tính tự phát.
D. Phong trào kết hợp đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị, mang tính tự giác.
Câu 6. Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là gì?
A. Chính quyền Mĩ - Diệm đã suy yếu.
B. Hội nghị lần thứ 15 (1/1959) soi đường.
C. Lực lượng cách mạng miền Nam đã phát triển lớn mạnh.
D. Mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với Mĩ - Diệm ngày càng gay gắt.
Câu 7. Điểm kế thừa và phát triển của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản ĐôngDương (5/1941) so với các hội nghị trước đó là
A. đề cao giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở từng nước Ðông Dương, chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam Ðộc lập đồng minh.
B. đề cao giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở từng nước Đông Dương, chủ trương thành lập Mặt trậnDân chủ Đông Dương.
C. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông
Dương.
D. đề cao giải phóng dân tộc, chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Câu 8. Điểm khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên với Luận cương chính trị (10-1930) là xácđịnh
A. vị trí của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.
B. phương pháp đấu tranh và hình thái khởi nghĩa.
C. vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng.
D. nhiệm vụ và lực lượng cách mạng.
Câu 9. Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng (9.1960) đã xác định cách mạng miền Nam
A. có vai trò quyết định đối với sự nghiệp thống nhất đất nước.
B. có vai trò quan trọng nhất để hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân.
C. có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
D. có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
Câu 10. Chính sách đối ngoại giữ thái độ “trung lập” của chính quyền Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đối với
những xung đột bên ngoài châu Mĩ trong những năm 1933-1939 đã góp phần
A. khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động.
B. ngăn chặn sự bành trướng của chủ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Văn Quyết
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)