Đề khảo sát chất lượng
Chia sẻ bởi Vũ Văn Quyết |
Ngày 26/04/2019 |
90
Chia sẻ tài liệu: Đề khảo sát chất lượng thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
SỞ GD& ĐT BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG THPT AN MỸ
(Đề thi có 04 trang)
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018
Bài thi: Khoa học xã hội
Môn thi thành phần: Lịch sử
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề:QG2018.12
Họ và tên thí sinh: …………………………… Số báo danh:……………………………………….
Câu 1. Quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) và những thỏa thuận sau đó giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã trở thành khuôn khổ của một trận tự thế giới mới vì
A. các nước thắng trận được hưởng nhiều quyền lợi sau chiến tranh.
B. đã phân chia xong phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận.
C. đã dẫn tới thất bại của chủ nghĩa thực dân ở các thuộc địa.
D. đã xác lập trên toàn thế giới cục diện hai cực, hai phe.
Câu 2.Nhận định nào dưới đây về chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là đúng?
A. Trung lập, tích cực. B. Hòa hoãn, tích cực.
C. Tích cực, tiến bộ.D. Hòa bình, trung lập.
Câu 3. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mỹ latinh, biến nơi đây thành
A. “Lục địa mới trỗi dậy”. B. “Lục địa mới bùng cháy”.
C. “Châu Mỹ thức tỉnh”. D. “Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc”.
Câu 4. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động phong trào “Tuần lễ vàng” nhằm
A. phát triển kinh tế nông nghiệp. B. hỗ trợ cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.
C. giải quyết căn bản nạn đói. D. giải quyết khó khăn về tài chính.
Câu 5. Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng
A. một thể chế chính trị độc lập. B. nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
C. nhà nước dân chủ kiểu mới. D. chế độ pháp quyền nhân dân.
Câu 6. Tháng 12 năm 1944, lực lượng vũ trang ta chính thức được thành lập với tên gọi là gì?
A. Trung đội Cứu quốc quân III. B. Đội du kích Bắc Sơn.
C. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. D. Việt Nam Giải phóng quân.
Câu 7. Trong đông-xuân 1965-1966, đế quốc Mĩ mở 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính ở miền Nam Việt Nam là
A. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. B. Tây Nam Bộ và Chiến khu D.
C. Tây Nam Bộ và Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ và Liên khu V.
Câu 8. Trong thời gian 1919-1930, tăng thuế là một trong những biện pháp của thực dân Pháp nhằm
A. phục vụ chính sách tổng động viên ở Việt Nam.
B. tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Đông Dương.
C. thi hành chính sách kinh tế chỉ huy ở Việt Nam.
D. kiểm soát mọi hoạt động kinh tế ở Đông Dương.
Câu 9. Nhân dân Việt Nam hăng hái tham gia phong trào dân chủ 1936-1939 là do đời sống của họ
A. có phần ổn định. B. được cải thiện hơn.
C. khó khăn, cực khổ. D. không quá khó khăn.
Câu 10. Tại sao trong cùng bối cảnh lịch sử nửa sau thế kỉ XIX, ở Nhật Bản cải cách thành công, nhưng ở Trung Quốc lại thất bại?
A. Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành cải cách kịp thời.
B. Quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn được duy trì.
C. Thế lực phong kiến còn mạnh và không muốn cải cách.
D. Giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành và có thế lực về kinh tế.
Câu 11.Ý nào sau đây phản ánh sự chuyển biến về tính chất xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội tư bản chủ nghĩa.
B. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thuộc địa, phong kiến.
C. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
D. Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 12. Năm 1912, tại Trung Quốc Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang Phục hội nhằm
A. đánh đuổi thực dân Pháp, xây dựng nước Việt Nam độc lập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Văn Quyết
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)