Đề khảo sát chất lượng

Chia sẻ bởi Khuất Giang Nam | Ngày 26/04/2019 | 110

Chia sẻ tài liệu: Đề khảo sát chất lượng thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:



ĐỀ 2
Câu 1: Trong những năm CNXH ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng toàn diện, trầm trọng, Đảng và Nhà nước Việt Nam cho rằng:

A. CNXH Việt Nam không chịu tác động, những vẫn cần phải đúc kết bài học kinh nghiệm B. mô hình CNXH không phù hợp ở châu Âu.

C. CNXH Việt Nam không chịu tác động từ cuộc khủng hoảng này nên không cần điều chỉnh.
D. hệ thống XNCH đã chịu tác động sâu sắc, nên đã điều chỉnh và tiến hành đổi mới đất nước.

Câu 2: Nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 là?

A. Nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ.
B. Tận dụng tố các cơ hội bên ngoài.

C. Lãnh thổ rộng, tài nguyên phong phú, khí hậu thuận lợi.
D. Áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật để tăng năng suất, hạ giá thành….

Câu 3: Biến đổi quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới II là A. quá trình xây dựng và phát triển đất nước ASEAN.

B. sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
C. nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.

D. vị thế của tổ chức ASEAN ngày càng được nâng cao trên trường quốc Câu 4: Sự kiện nào sau đây đã đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN?
Cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ba nước Đông Dương giành thắng lợi.
Vấn đề Campuchia được giải quyết .
Hiệp ước Bali
Hiệp định Viêng Chăn.

Câu 5: Liên minh châu Âu (EU) ra đời nhằm mục đích hợp tác về:

A. kinh tế và chính trị. B. kinh tế và khoa học C. kinh tế và văn hóa. D. chính trị, văn hóa.

Câu 6: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ Latinh khác với châu Á và châu Phi là:
A. Là thuộc địa kiểu mới của Mĩ
B. Đều là thuộc địa của Tây Ban Nha
C. Sớm giành được độc lập đầu thế kỉ XX
D. Đấu tranh giành độc lập bằng con đường ngoại giao

Câu 7: Từ sự phát triển “thần kì” của kinh tế Nhật Bản, Việt Nam cần học tập gì trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay?

A. Thu hút nhân tài, hợp tác kinh tế quốc tế.
B. Đầu tư có hiệu quả cho giáo dục, khoa học - kỹ thuật.
C. Mở rộng quan hệ đối ngoại, giảm chi phí quốc phòng.

D. Tự lực, tự cường, thúc đẩy kinh tế phát triển bằng mọi giá

Câu 8: Ý đúng nhất về chính sách đối ngoại của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. hoà bình, trung lập
B. kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến cuả Mĩ
C. tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ huỷ diệt loài người.
D. hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới

Câu 9: Việt Nam đã và đang vận dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề phức tạp ở Biển Đông hiện nay?

A. Chung sống hoà bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 nước lớn.
B. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc

Trang 1/5 - Mã đề thi 134
C. Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước

Câu 10: Nước khởi xướng chiến tranh lạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai là:
A. Liên Xô. B. Trung Quốc. C. Mĩ D. Nhật Bản.

Câu 11: Mục tiêu của công cuộc cải cách, mở cửa mà Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đề ra từ tháng 12/1978 là

A. đưa Trung Quốc thành cường quốc về kinh tế.
B. biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
C. nâng cao vị thế Trung Quốc trên quốc tế.
D. phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 12: Bức hình dưới đây là nhân vật lịch sử nào và liên quan đến sự kiện gì?














A. Dương Lợi Vĩ bay vào không gian C. Phạm Tuân, bay vào vũ trụ













B. Amstrong, đi bộ trên mặt trăng D. Gagarin, bay vòng quanh trái đất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khuất Giang Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)