Đề khảo sát chất lượng
Chia sẻ bởi Nguyễn Trường Thơ |
Ngày 17/10/2018 |
134
Chia sẻ tài liệu: Đề khảo sát chất lượng thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
BƯỚC 1: CHỦ ĐỀ CÁC PƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( 3 tiết)
( Từ tiết 9- Tiết 11)
BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC - KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nhận biết, hiểu, phân tích được nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự, mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp; hệ thống từ ngữ xưng hô và đặc điểm của việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
- Hiểu và giải thích đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại. Đánh giá được hiệu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ (hoặc không tuân thủ) các phương châm hội thoại trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
2. Kĩ năng
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể. Sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô trong giao tiếp, nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
- Vận dụng các phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự trong hoạt động giao tiếp, lựa chọn đúng các phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
3. Thái độ
- Yêu quý và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
- Sử dụng phù hợp các phương châm hội thoại trong giao tiếp.
BƯỚC 3: BẢNG MÔ TẢ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
- Các phương châm hội thoại.
- Nhớ được các khái niệm về PCVL, VC, CT, QH, LS
- Hiểu được thế nào là PCVC, VL, CT, QH, LS.
- Phát hiện lỗi liên quan đến phương châm hội thoại và lí giải nguyên nhân của việc vi phạm p/c hội thoại trong một đoạn văn cụ thể.
- Vận dụng các phương châm HT vào thực tiễn giao tiếp.
BƯỚC 4: XÂY DỰNG CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO CHỦ ĐỀ
* Gói câu hỏi nhận biết:
Câu 1: Kể tên các phương châm hội thoại đã học.
Đáp án:
Mức tối đa: Kể được 5 phương châm hội thoại đã học
Mức chưa tối đa: kể thiếu một trong 5 PCHT hoặc kể được dưới 5 PCHT.
Mức chưa đạt: không kể được PCHT nào hoặc kể sai các phương châm hội thoại.
Câu 2: Khoanh vào đúng (Đ) hoặc sai (S) cho mỗi nội dung sau:
A
Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp không thiếu, không thừa (phương châm về lượng)
Đ - S
B
Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng tránh nói mơ hồ. (phương châm cách thức)
Đ - S
C
Phương châm quan hệ là: trong hội thoại là nói đúng đề tài giao tiếp, không sai lạc sang đề tài khác.
Đ - S
D
Khi giao tiếp. đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực (phương châm vềchất)
Đ - S
Đáp án:
Mức tối đa: trả lời đúng các đáp án: A,B,C,D – Đ ;
Mức không đạt: không có câu trả lời. Hoặc sai
Câu 3: Thế nào là phương châm lịch sự?
A. Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
B. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp không thiếu, không thừa.
C. Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp không lạc sang đề tài khác.
D. Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng tránh nói mơ hồ.
Đáp án:
Mức tối đa: trả lời đúng các đáp án: A
Mức không đạt: không có câu trả lời. Hoặc sai
Câu 4: Thành ngữ “ Ăn ốc nói mò” vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng C. Phương châm về chất
B. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức
Đáp án:
Mức tối đa: trả lời đúng các đáp án: C
Mức không đạt: không có câu trả lời. Hoặc sai
thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Đáp án: Nói rườm rà, dài dòng, hết chuyện này
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trường Thơ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)