Đề k.tra T.Việt giữa HK2 lop 5

Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Tân | Ngày 10/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: Đề k.tra T.Việt giữa HK2 lop 5 thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2011-2012.
MÔN MÔN TIẾNG VIỆT (VIẾT). Lớp 5 A

Phần I: Chính tả ( nghe viết)
Cảnh vật sau cơn mưa.
Mưa ngớt hạt, rồi dần dần tạnh hẳn. Màn mây xám đục trên cao đã rách mướp, trôi dạt cả về một phương, để lộ dần một vài mảng trời thấp thoáng xanh. Một vài tia nắng hiếm hoi bắt đầu mừng rỡ rọi xuống. Dưới mặt đất, nước mưa vẫn còn róc rách, lăn tăn, luồn lỏi chảy thành hàng ngàn vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. Từ trong các bui rậm xa gần, những chú chồn, những con duỗi với bộ lông ướt mềm, vừa mừng rỡ, vừa lo lắng, nối tiếp nhau nhảy ra rồi biến mất.
Phần II: Tập làm văn:
Đề bài: Em hãy tả một đồ vật gắn bó với tuổi học trò.
MÔN TIẾNG VIỆT ĐỌC HIÊU:
** Đọc kĩ bài văn sau và chọn ý trả lời đúng nhất. Đánh dấu x vào ý đúng.
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào cứ bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên, những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bong xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bong đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẫn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay đi.
** Trả lời câu hỏi.
Câu 1/ Em hãy tìm từ ngữ thích hợp để đặt tựa bài cho bài văn trên?
a/ Tiếng hót chim họa mi.
b/ Chim họa mi.
c/ Vườn nhà tôi.
d/ Nhạc sĩ tí hon.
Câu 2/ Câu văn “ Cho nên, những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong nắng xế, mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương mờ rư xuống cỏ cây”. Có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nào?
a/ Nhân hóa.
b/ So sánh.
c/ Ẩn dụ.
d/ Cả ba đều đúng.
Câu 3/ Dấu phẩy trong câu “ Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẫn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm”. Có tác dụng như thế nào?
a/ Ngăn cách các thành phần chính trong câu.
b/ Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu.
c/ Ngăn cách các vế câu ghép trong câu.
d/ Để liên kết câu trong đoạn văn.
Câu 4/ Con chim họa mi ấy có đặc điểm gì?
a/ Chiều nào cũng bay đến đậu trong bụi tầm xuân vườn nhà tôi mà hót.
b/ Nó kênh kiệu với tiếng hót hay và vẻ đẹp của mình.
c/ Nó hay rủ bè bạn đến khu vườn nhà tôi vui chơi.
d/ Nó rất xấu xí và hót không hay.
Câu 5/ Sau khi hót xong những bản nhạc tuyệt vời, con họa mi ấy làm gì?
a/ Tiếp tục đi kiếm ăn trong vườn.
b/ Ngủ say sưa sau một cuộc viễn du.
c/ Bay đi nơi khác và tiếp tục hót.
d/ Tìm những con sâu trong vườn.
Câu 6/ Từ trong trong các từ trong veo, trong vắt, trong xanh có quan hệ với nhau như thế nào?
a/ Đó là một từ nhiều nghĩa.
b/ Đó là ba từ đồng nghĩa.
c/ Đó là ba từ đồng âm.
d/ Đó là ba từ láy.
Câu 7/ Câu nào dưới đây là câu ghép?
a/ Chiều nào cũng vậy, con họa mi ấy không biết tự phương trời nào bay đến đậu trên bụi tầm xuân trong vườn nhà tôi mà hót.
b/ Nó kéo dài cổ ra mà
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Duy Tân
Dung lượng: 11,17KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)