Đề HSG văn 6 (Kim Thư)
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 17/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: Đề HSG văn 6 (Kim Thư) thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
THCS KIM THƯ
ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6
Năm học 2013-2014
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài :120 phút
( Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4đ):
Chỉ rõ biện pháp tu từ và hiệu quả biểu đạt của nó trong đoạn thơ sau:
“ Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
hơn ngọn lửa hồng ”
( Trích: Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ)
Câu 2: ( 4đ)
Ở Palextin có hai biển hồ cùng lấy nước từ một nguồn là sông Gióc-đan. Ở biển hồ thứ nhất, nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, không có một sinh vật nào sống được, nó được gọi với cái tên là biển hồ chết, sở dĩ như vậy là vì nó nhận nước rồi giữ lấy cho riêng mình chẳng trao đổi cho sông hồ nào cả. Còn biển hồ thứ hai có tên gọi là biển hồ Galile nước trong xanh, cá tôm đày ắp, sinh vật xanh tươi. Bởi vì nó nhận nước rồi lại chia đều cho nhiều hồ và sông khác
Em có suy nghĩ gì từ câu chuyện trên?
Câu 3: (12đ)
Trong thiên nhiên, có những sự biến đổi thật kỳ diệu: mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ rồi rụng hết; sang xuân, chi chít những mầm non nhú lên, tràn trề nhựa sống.
Em hãy tưởng tượng và viết thành một câu chuyện có các nhân vật: Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân để gợi tả điều kỳ diệu ấy của thiên nhiên.
…………………………………………………………………………
HƯỚNG DẪN CHẤM THI OLYMPIC
MÔN NGỮ VĂN 6
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Hình thức: viết dưới dạng 1 bài văn ngắn
- Giới thiệu khổ thơ:
- Chỉ ra biện pháp tu từ: So sánh
- Vẻ đẹp của sự kết hợp giữa hình ảnh Bác và hình ảnh ngọn lửa hồng:
Ánh lửa trong lều sưởi ấm các chiến sĩ trong đêm lạnh. Ánh lửa trong lòng Bác làm ấm lòng các chiến sĩ – Bác Hồ là một ngọn lửa, vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấp áp của toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn.
1
0,75
0,75
0,75
0,75
2
- Tóm tắt nội dung câu chuyện:
- Nêu ý nghĩa:
+ Hạnh phúc không phải chỉ là nhận lấy mà còn là biết cho đi. Người hạnh phúc nhất ở trên đời là người biết đem đến cho người khác nhiều hạnh phúc nhất.
+ Cho không phải là mất đi mà lại được, chúng ta cho đi tức là chúng ta đã nhận về. Bởi vậy trong cuộc sống các em phải luôn biết chia sẻ với người khác.
- Bài học:
+ Nếu biết sống vì người khác thì cuộc đời chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nhiều lần, cuộc đời sẽ có ý nghĩa thêm bội phần. Có người nói "người ta kính trọng bạn không phải những gì bạn nhận được. . + Sự kính trọng là phần thưởng dành cho những gì mà bạn cho đi
1
0,75
0,75
0,75
0,75
3
1) Yêu cầu chung:
- Đề bài yêu cầu học sinh kể câu chuyện tưởng tượng về sự biến đổi kì diệu của thế giới thiên nhiên.
- Đề mở, chỉ gợi ý về các nhân vật, về tình huống, còn người kể tự xác định nội dung. Dù chọn nội dung nào thì câu chuyện cũng phải có một ý nghĩa nhất định (ca ngợi Đất Mẹ, ca ngợi Mùa Xuân, ca ngợi sức sống của cỏ cây, hoa lá, ...)
- Học sinh có thể chọn cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất (Cây Bàng tự kể chuyện mình) hoặc kể ở ngôi thứ ba …
2) Yêu cầu cụ thể:
a) Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Giới thiệu (khái quát) các nhân vật trong câu chuyện.
b) Thân bài:
Số lượng nhân vật chỉ cần đúng theo gợi ý của đề (Cây Bàng, Đất Mẹ, Lão già Mùa Đông, Nàng tiên Mùa Xuân).
+ Các nhân vật phải được đặt trong tình huống cụ thể với sự dẫn dắt câu chuyện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)