Đề HSG văn 6 (Cự Khê)

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 17/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Đề HSG văn 6 (Cự Khê) thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS CỰ KHÊ


 ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 6
Năm học 2013-2014
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
( Không kể thời gian giao đề)


Đề bài:

Câu 1: (4 điểm )
Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:
“Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền. Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp. Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.”
(Biển, Khánh Chi )
Câu 2: (6 điểm )
Đọc mẩu chuyện sau:
Một chú Lừa sau khi nghe Dế hát liền ngỏ ý muốn theo Dế học hát. Nghe vậy, Dế hỏi:
- Muốn học hát cũng được, nhưng mỗi ngày anh chỉ được uống vài giọt sương thôi!
Thế là chú Lừa làm theo lời Dế, mỗi ngày chỉ uống vài giọt sương. Thế rồi chỉ mấy hôm sau, chú Lừa chết vì đói khát.
( Trích trong Hạt giống tâm hồn) Bằng một bài văn ngắn hãy nêu suy nghĩ của em về câu chuyện trên.
Câu 3: (10 điểm) Một lần, khi ra thăm vườn rau, vô tình em nghe được cuộc trò chuyện giữa Sâu Rau và Giun Đất. Hãy kể lại câu chuyện đó.

——————— Hết ——————









Phòng GD&ĐT Thanh Oai ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Trường THCS Cự Khê ĐỀ THI OLYMPIC
Môn: Ngữ văn 6
Câu 1: (4 điểm )
1. Xác định được các phép so sánh, nhân hóa
+ Nhân hóa: Biển: vui, hát, buồn, suy nghĩ, mộng mơ, dịu hiền. ( 1 điểm )
+ So sánh: Biển như người khổng lồ, biển như trẻ con. ( 1 điểm )
2. Nêu được tác dụng ( 2 điểm )
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau
+ Biển như những con người cụ thể: khi thì to lớn hung dữ như người khổng lồ, khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như con trẻ
+Nhờ biện pháp nhân hóa, so sánh, đoạn văn đã gợi tả thật sinh động về các trạng thái của biển trong những thời khắc khác nhau tạo nên bức tranh sống động về biển
Câu 2: (6 điểm )
Yêu cầu:
1.Về kĩ năng: ( 1 điểm )
- Viết đúng thể thức của một bài văn ngắn, đúng kiểu bài nghị luận xã hội.
- Bài viết có kết cấu lập luận chặt chẽ. Bố cục rõ ràng, cân đối, diễn đạt trôi chảy, liên hệ bản thân. Trình bày sạch đẹp, ít sai lỗi về câu, từ, chính tả.
2.Về nội dung: (5 điểm )
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều kiểu nhưng cần làm rõ được yêu cầu sau:
* Ý nghĩa câu chuyện: (1,5 điểm)
Đây là một câu chuyện thông qua hai con vật là chú Lừa và Dê cho chúng ta bài học không nên đua đòi học theo những điều không thuộc sở trường và khả năng của mình. Nếu ai cũng vì hứng thú nhất thời mà làm những điều mình hoàn toàn không có khả năng thì hẳn kết quả cũng chỉ như chú Lừa mà thôi- phải đánh đổi cả tính mạng của mình.
* Bình luận rút ra bài học về cách sống: ( 2 điểm )
+ Nên làm theo những gì thuộc về khả năng của mình.
+ Đừng làm theo người khác khi mình không có khả năng sở trường về lĩnh vực ấy sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.
- Xác định thái độ của bản thân: ( 1,5 điểm )
+ Không đồng tình với cách sống đua đòi, học và làm theo người khác thì phải suy xét kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, luôn biết khả năng của mình.
+ Phê phán cách sống đua đòi, bắt chước.
Câu 3: ( 10 điểm)
* Yêu cầu chung: Học sinh xác định đúng kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng. Biết xây dựng câu chuyện hợp lí mang ý nghĩa sâu sắc.
* Yêu cầu cụ thể:
- Về nội dung: (8 điểm): Bài viết đảm bảo những yêu cầu sau:
1. Mở bài: ( 1 điểm )
- Giới thiệu hoàn cảnh nghe được câu chuyện giữa Sâu Rau và Giun Đất: Ra thăm vườn rau, vô tình nghe được câu chuyện ->cảm xúc tò mò, lạ lùng.
2. Thân bài: ( 6 điểm)
Học sinh có thể kể nhiều hướng khác nhau.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)