ĐỀ HSG VĂN 6
Chia sẻ bởi Lê Hà Vy |
Ngày 17/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ HSG VĂN 6 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ THÁI HÒA
KỲ THI OLYMPIC HỌC SINH THCS
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. 4 điểm Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Những động tác thả sào, rút sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắm chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
(Ngữ văn 6, tập 2)
a, Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?
b, Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
c, Nêu nội dung chính của đoạn?
d,Chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy?
Câu 2. 6 điểm
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu !”
(Trích bài thơ “Tre Việt Nam” - Nguyễn Duy)
Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên.
Câu 3. 10 điểm
Đứng lặng giờ lâu trước nấm mồ của Dế Choắt, Dế Mèn nghĩ về bài học đường đời đầu tiên và ân hận vô cùng.
Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Sách Ngữ văn 6, tập hai – Nhà xuất bản Giáo dục), em hãy thay lời Dế Mèn kể lại bài học đường đời đầu tiên ấy.
Họ và tên: …………………………………………… ; Số báo danh: …………
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ THÁI HÒA
KỲ THI OLYMPIC HỌC SINH THCS
NĂM HỌC 2012-201
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn).
II. Đáp án và thang điểm
Câu 1. 4 điểm
Học sinh xác định được:
a, Đoạn trích trên thuộc văn bản Vượt thác. (0.5điểm)
Tác giả: Võ Quảng (0.5điểm)
b, Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính: Miêu tả. (0.5điểm)
c, Nội dung chính của đoạn văn: Miêu tả Dượng Hương Thư trong cảnh chèo thuyền vượt thác dữ. (1.0 điểm)
d, Biện pháp tu từ: So sánh. (0.5điểm)
Tác dụng: Giúp người đọc hình dung được nét ngoại hình gân guốc, khỏe khoắn, dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người lao động Dượng Hương Thư trước thiên nhiên hung dữ. (1.0điểm)
Câu 2. 6 điểm
Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên…
Mượn đặc điểm của loài cây làm hình tượng ẩn dụ nhằm thể hiện phẩm chất, cốt cách của một tầng lớp người hay một dân tộc là biện pháp nghệ thuật của văn học phương Đông nói chung, văn học Việt Nam nói riêng. Với học sinh lớp 6, không yêu cầu cao trong cảm thụ thơ, không yêu cầu học sinh phân tích đoạn thơ.
Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:
- Bài thơ “Tre Việt Nam” được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng. 1 điểm
- Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại “chuyện ngày xưa” trong cổ tích để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam: 1 điểm
- Trong thế giới tự nhiên bao la có
THỊ XÃ THÁI HÒA
KỲ THI OLYMPIC HỌC SINH THCS
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. 4 điểm Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Những động tác thả sào, rút sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắm chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
(Ngữ văn 6, tập 2)
a, Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?
b, Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
c, Nêu nội dung chính của đoạn?
d,Chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy?
Câu 2. 6 điểm
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu !”
(Trích bài thơ “Tre Việt Nam” - Nguyễn Duy)
Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên.
Câu 3. 10 điểm
Đứng lặng giờ lâu trước nấm mồ của Dế Choắt, Dế Mèn nghĩ về bài học đường đời đầu tiên và ân hận vô cùng.
Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Sách Ngữ văn 6, tập hai – Nhà xuất bản Giáo dục), em hãy thay lời Dế Mèn kể lại bài học đường đời đầu tiên ấy.
Họ và tên: …………………………………………… ; Số báo danh: …………
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỊ XÃ THÁI HÒA
KỲ THI OLYMPIC HỌC SINH THCS
NĂM HỌC 2012-201
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn).
II. Đáp án và thang điểm
Câu 1. 4 điểm
Học sinh xác định được:
a, Đoạn trích trên thuộc văn bản Vượt thác. (0.5điểm)
Tác giả: Võ Quảng (0.5điểm)
b, Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính: Miêu tả. (0.5điểm)
c, Nội dung chính của đoạn văn: Miêu tả Dượng Hương Thư trong cảnh chèo thuyền vượt thác dữ. (1.0 điểm)
d, Biện pháp tu từ: So sánh. (0.5điểm)
Tác dụng: Giúp người đọc hình dung được nét ngoại hình gân guốc, khỏe khoắn, dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người lao động Dượng Hương Thư trước thiên nhiên hung dữ. (1.0điểm)
Câu 2. 6 điểm
Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên…
Mượn đặc điểm của loài cây làm hình tượng ẩn dụ nhằm thể hiện phẩm chất, cốt cách của một tầng lớp người hay một dân tộc là biện pháp nghệ thuật của văn học phương Đông nói chung, văn học Việt Nam nói riêng. Với học sinh lớp 6, không yêu cầu cao trong cảm thụ thơ, không yêu cầu học sinh phân tích đoạn thơ.
Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:
- Bài thơ “Tre Việt Nam” được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng. 1 điểm
- Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại “chuyện ngày xưa” trong cổ tích để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam: 1 điểm
- Trong thế giới tự nhiên bao la có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Hà Vy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)