ĐỀ HSG VÀ Đ/ÁN CÓ NHIỀU LỰA CHỌN

Chia sẻ bởi Nguyễn Hiền | Ngày 27/04/2019 | 56

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ HSG VÀ Đ/ÁN CÓ NHIỀU LỰA CHỌN thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
PHÚ THỌ NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: Sinh học – THPT (Phần TNKQ)
Thời gian: 45 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi có: 04 trang
* Câu trắc nghiệm khách quan có thể có 01 hoặc nhiều lựa chọn đúng. Thí sinh dùng bút khoang tròn vào phương án mà mình lựa chọn (A, B, C, D, E, G). Phương án chọn sai có thể dùng bút gạch chéo, không được tẩy xóa. Với câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn đúng, thí sinh phải chọn chính xác và đủ tất cả các phương án mới được điểm.

Câu 1. Gen M có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại G chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Gen M bị đột biến mất một cặp A - T thành gen m. Một tế bào có cặp gen Mm nguyên phân liên tiếp hai lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
A. A =T = 5400, G =X = 3600. B. A =T = 5397, G = X = 3600.
C. A =T = 3597, G =X = 5400. D. A =T = 2697, G = X = 1800.
E. A =T = 5398, G =X = 3601. G. A =T = 5396, G =X = 3602.
Câu 2. Nếu đột biến lệch bội xảy ra ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử thì
A. Cơ thể được tạo ra có một dòng tế bào mang đột biến lệch bội và một dòng tế bào bình thường.
B. Cơ thể được tạo ra thuộc loại thể ba có bộ nhiễm sắc thể 2n+1.
C. Cơ thể được tạo ra có toàn bộ tế bào đều mang đột biến lệch bội.
D. Cơ thể được tạo ra thuộc loại thể dị đa bội.
E. Cơ thể được tạo ra thuộc loại thể đa bội.
G. Cơ thể được tạo ra thuộc loại thể đa bội chẵn.
Câu 3. Một cơ thể xét một cặp gen nằm trên cặp nhiễm sắc thể giới tính được kí hiệu là XAXa. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, ở một số tế bào cặp nhiễm sắc thể này phân li bình thường trong giảm phân I, giảm phân II không phân li. Các loại giao tử có thể tạo ra từ cơ thể trên là :
A. XAXa, XaXa, XA, Xa, O. B. XAXa, O. C. XAXA, XAXa, XA, Xa, O.
D. XAXA, XaXa, XA, Xa, O. E. XAXA, XAXa, O. G. XAXA, XaXa, O.
Câu 4. Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực?
A. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
B. Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được từ một đến nhiều chuỗi pôlipeptit cùng loại.
C. Khi ribôxôm tiếp xúc với mã UGA thì quá trình dịch mã dừng lại.
D. Khi dịch mã, ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3’→ 5’.
E. Khi dịch mã, ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 5’→ 3’.
G. Phân tử mARN được cắt bỏ đoạn Intron trước khi tiến hành dịch mã.
Câu 5. Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm (2n = 8) có khoảng 2,83 x108 cặp nuclêotit. Nếu chiều dài trung bình của một nhiễm sắc thể ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 2 micromet, thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử ADN?
A. 10000 B. 12026 C. 6013
D. 6000 E. 3006 G. 5000
Câu 6. Mỗi gen trong cặp gen dị hợp đều chứa 2998 liên kết hóa trị giữa các nucleotit. Gen trội D chứa 17,5% số nucleotit loại T, gen lặn d có A = G = 25%. Tế bào mang kiểu gen Ddd giảm phân thì những loại giao tử nào sau đây có thể được tạo ra?
A. Giao tử có 525 Adenin. B. Giao tử có 1275 Xitozin.
C. Giao tử có 1275 Timin. D. Giao tử có 1500 Guanin.
E. Giao tử có 252 Timin. G. Giao tử có 500 Xitozin.
Câu 7. Ở loài vẹt, tính trạng màu lông do một cặp gen quy định. Người ta thực hiện ba phép lai thu được kết quả như sau:
Phép lai 1: ♀lông xanh  ♂lông vàng -> F1 : 100% lông xanh.
Phép lai 2: ♀lông vàng  ♂lông vàng -> F1 : 100% lông vàng.
Phép lai 3: ♀lông vàng  ♂lông xanh -> F1 : 50% ♂ vàng; 50% ♀xanh.
Tính trạng màu sắc lông ở loài vẹt trên di truyền theo quy luật:
A. Liên kết với giới tính. B. Tương tác gen.
C. Phân li độc lập của Menđen. D. Di truyền qua tế bào chất.
E. Liên kết gen hoàn toàn. G. Liên kết gen không hoàn toàn.
Câu 8. Ở gà, cho 2 con đều thuần chủng mang gen tương phản lai với nhau được F1 toàn lông xám, có sọc. Cho gà mái F1 lai phân tích thu được thế hệ lai có 25% gà mái lông vàng, có sọc; 25% gà mái lông vàng, trơn; 20% gà trống lông xám, có sọc; 20% gà trống lông vàng, trơn; 5% gà trống lông xám, trơn; 5% gà trống lông vàng, có sọc. Biết rằng lông có sọc là trội hoàn toàn so với lông trơn. Cho các gà F1 trên với lai nhau, trong trường hợp gà trống và gà mái F1 đều có diễn biến giảm phân như gà mái F1 đã đem lai phân tích trên. Hãy xác định ở F2:
- Tỉ lệ gà mang các cặp gen đều dị hợp.
- Tỉ lệ gà lông vàng, trơn mang toàn gen lặn.
A. 0,08 và 0,04. B. 0,005 và 0,04. C. 0,085 và 0,04 .
D. 0,085 và 0.02. E. 0,08 và 0,02. G. 0,04 và 0,02.
Câu 9. Cho các nội dung:
(1) Tính trạng màu sắc hoa do 1 gen gồm hai alen A và a quy định trong đó A át hoàn toàn a.
(2) Tính trạng màu sắc hoa do 2 gen (A,a và B,b) quy định trong đó A và B có vai trò như nhau.
(3) Tính trạng màu sắc hoa do 2 gen (A,a và B,b) quy định trong đó các alen trội có vai trò như nhau trong sự hình thành tính trạng.
(4) Tính trạng màu sắc hoa do 1 gen gồm hai alen A và a quy định trong đó A át không hoàn toàn.
(5) Tính trạng màu sắc hoa và kích thước của cánh hoa do 1 gen gồm hai alen A và a quy định.
Nội dung thuộc kiểu tương tác giữa các gen không alen là:
A. (2), (3), (4). B. (1), (2). C. (2), (3).
D. (3), (4), (5). E. (1), (3). G. (3), (4).
Câu 10. Các gen a và b nằm trên NST số 20 và cách nhau 20 cM; các gen c và d nằm trên một NST khác và cách nhau 10 cM; trong khi đó các gen e và f nằm trên một NST thứ ba và cách nhau 30 cM. Tiến hành lai một cá thể đồng hợp tử về các gen ABCDEF với một cá thể đồng hợp tử về các gen abcdef, sau đó tiến hành lai ngược cá thể F1 với cá thể đồng hợp tử abcdef. Xác suất thu được cá thể có kiểu hình tương ứng với các gen aBCdef và abcDeF lần lượt là:
A. 0,175% và 0,63%. B. 0,75% và 0,3%. C. 0,175% và 0,3%.
D. 0,75% và 0,63%. E. 0,35% và 0,3%. G. 0,35% và 0,63%.
Câu 11. Ở thực vật cho cây lá quăn, hạt trắng lai với lá thẳng, hạt đỏ( F1 100% lá quăn, hạt đỏ. Cho F1 giao phấn( F2 thu được 20000 cây với 4 loại kiểu hình trong đó lá thẳng hạt đỏ có 4800 cây. Số lượng cây lá quăn hạt đỏ ở F2 sẽ là:
A. 1200 cây. B. 200 cây. C. 4800 cây.
D. 10200 cây. E. 1000 cây. G. 5100 cây.
Câu 12. Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = 20 cM, AC = 5 cM, BC = 25 cM, BD = 22 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là:
A. ABCD. B. ADCB. C. BADC.
D. BDAC. E. CDAB. G. ACDB.
Câu 13. Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec về thành phần kiểu gen quy định kiểu cánh. Trong đó tỉ lệ cá thể cánh xẻ chiếm 12,25%. Biết rằng tính trạng cánh do một gen quy định, kiểu cánh dài trội hoàn toàn so với kiểu cánh xẻ. Chọn ngẫu nhiên 1 cặp (1 con đực và 1 con cái) đều có cánh dài. Xác suất để 1 cặp cá thể này đều có kiểu gen dị hợp tử là:
A. 0,51854. B. 0,5185. C. 0,51852.
D. 1- 0,51852. E. 0,51853. G. 1- 0,51853.
Câu 14. Ở người, alen A quy định mắt nhìn màu bình thường, alen a quy định bệnh mù màu đỏ và lục; alen B quy định máu đông bình thường, alen b quy định bệnh máu khó đông. Các alen này nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Alen D quy định thuận tay phải, alen d quy định thuận tay trái nằm trên NST thường. Số kiểu gen tối đa về 3 locut trên trong quần thể người là
A. 42. B. 36. C. 39.
D. 27. E. 18. G. 21.
Câu 15. Tạo giống cây trồng bằng công nghệ tế bào thường dùng phương pháp:
A. Nuôi cấy hạt phấn, lai xôma. B. Cấy truyền phôi.
C. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị. D. Nuôi cấy tế bào thực vật Invitro tạo mô sẹo.
E. Nhân bản vô tính, cấy truyền phôi. G. Cấy truyền phôi, lai tế bào.
Câu 16. Bệnh nào sau đây không phải là bệnh di truyền phân tử ở người?
A. Các bệnh về prôtêin huyết thanh. B. Bệnh ung thu máu.
C. Các bệnh về hêmôglôbin (Hb). D. Các bệnh về các yếu tố gây đông máu.
E. Các bệnh về hoocmôn. G. Bệnh viêm gan B.
Câu 17. Ở người, gen M quy định nhìn màu bình thường là trội so với gen m quy định mù màu. Một gia đình có bố và mẹ đều bình thường, sinh ra một người con bị bệnh tơcnơ và bị mù màu. Điều giải thích nào sau đây là đúng về gia đình trên?
A. Kiểu gen của (P) XMXm x XMY, đột biến lệch bội xảy ra ở mẹ.
B. Kiểu gen của (P) XMXm x XMY, đột biến lệch bội xảy ra ở bố.
C. Kiểu gen của (P) XM Xm x XmY, đột biến gen xảy ra ở bố.
D. Kiểu gen của (P) XMXm x XmY, đột biến gen xảy ra ở mẹ.
E. Kiểu gen của (P) XM XM x XmY, đột biến gen xảy ra ở bố.
G. Kiểu gen của (P) XM XM x XmY, đột biến gen xảy ra ở mẹ.
Câu 18. Bằng chứng nào sau đây chứng tỏ hoa của các loài thực vật vốn có nguồn gốc lưỡng tính?
A. Bằng chứng sinh học phân tử. B. Cơ quan tương tự.
C. Cơ quan thoái hóa. D. Bằng chứng di truyền sinh học.
E. Bằng chứng tế bào. G. Bằng chứng địa lý.
Câu 19. Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên. (2) Giao phối ngẫu nhiên. (3) Giao phối không ngẫu nhiên.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên. (5) Đột biến. (6) Di – nhập gen.
Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen, vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:
A. (1), (3), (4), (5). B. (1), (2), (5), (6). C. (1), (3), (5), (6).
D. (1), (4), (5), (6). E. (2), (1), (4), (5). G. (2), (4), (5), (6).
Câu 20. Giả sử tần số tương đối của các alen của một quần thể là 0,5 A : 0,5 a, đột ngột biến đổi thành 0,7A: 0,3a. Nguyên nhân có thể dẫn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hiền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)