Đề HSG Tiếng việt-BĐ 2010-2011

Chia sẻ bởi Ngô Tùng Toại | Ngày 10/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Đề HSG Tiếng việt-BĐ 2010-2011 thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HS GIỎI CẤP TỈNH LỚP 5 BẬC TIỂU HỌC
BÌNH ĐỊNH KHÓA NGÀY 31/3/2011


ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: TIẾNG VIỆT
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Ngày thi : 31/3/2011
-------------------------

Câu 1: (2,0 điểm)
Đoạn thơ sau đây có những từ nào là từ láy ? Hãy nêu rõ tác dụng gợi tả của mỗi từ láy đó.
Quýt nhà ai chín đỏ cây,
Hỡi em đi học hây hây má tròn
Trường em mấy tổ trong thôn
Ríu ra ríu rít chim non đầu mùa.
- Tố Hữu -

Câu 2: (1,0 điểm)
Em hãy xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau:
Từ trên một bụi tre cuối nẻo của làng, vọng lại tiếng mấy con chim cu gáy.
Ở phía Tây bờ sông Hồng, những cây bàng xanh biếc xòe tán rộng, soi bóng mặt nước.

Câu 3: (3,0 điểm)
Tìm 6 thành ngữ, tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam.

Câu 4: (4,0 điểm)
Trình bày cảm thụ của em qua đoạn thơ sau đây:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy . . .
Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa

Câu 5 : (10,0 điểm)
Em hãy tả cảnh vật nơi em ở sau cơn mưa.

GỢI Ý TRẢ LỜI MÔN TIẾNG VIỆT
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 5 CẤP TỈNH
KHÓA THI 31/3/2011
Câu 1:
Từ láy trong đoạn thơ: - hây hây
- ríu ra ríu rít.
Tác dụng gợi tả:
+ Hây hây (má tròn): màu da đỏ phơn phớt trên má, tươi tắn và đầy sức sống.
+ Ríu ra ríu rít: nhiều tiếng chim kêu hay tiếng cười nói trong và cao, vang lên liên tiếp và vui vẻ.
Câu 2:
a/ Từ trên một bụi tre cuối nẻo của làng, vọng lại /mấy tiếng con chim cu gáy. TN VN CN
b/ Ở phía Tây bờ sông Hồng, những cây bàng xanh biếc /xòe tán rộng, soi bóng mặt nước.
TN CN VN
Câu 3:
Các thành ngữ, tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam:
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Lá lành đùm lá rách.
- Thương người như thể thương thân.
- Uống nước nhớ nguồn.
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- …..
Câu 4:
Học sinh phải nêu được các ý sau:
- Hạt gạo làng quê ta đã từng trải qua biết bao khó khăn thử thách to lớn của thiên nhiên nào là “Bão tháng bảy” – Thường là bão to, “Mưa tháng ba” – Thường là mưa lớn.
- Hạt gạo còn được làm ra từ những giọt mồ môi của người mẹ hiền trên cánh đồng nắng lửa: “Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy …”
- Đoạn thơ sử dụng điệp ngữ có nhằm nhấn mạnh khó khăn của thiên nhiên; Hình ảnh đối lập của hai dòng thơ cuối (Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy”) gợi cho ta nghĩ đến sự vất vả, gian truân của người mẹ khó có gì sánh nổi. Càng cảm nhận sâu sắc được nỗi vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo, ta càng thêm thương yêu mẹ biết bao nhiêu.

Câu 5:
- Học sinh làm đúng thể loại: văn tả cảnh ; có đủ các phần: mở bài, thân bài, kết bài ; bài viết dùng từ chính xác, sử dụng từ ngữ có tác dụng gợi tả cao, không sai lỗi chính tả, câu văn rõ ràng.
- Học sinh phải nêu được các ý sau:
+ Quang cảnh chung sau cơn mưa: cảnh vật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Tùng Toại
Dung lượng: 36,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)