Đề HSG Tiếng Việt 5 - Tháng 10
Chia sẻ bởi Nguyễn Trung Sỹ |
Ngày 10/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: Đề HSG Tiếng Việt 5 - Tháng 10 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG LỚP 5 – LẦN 1
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Tiếng Việt
(Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề)
Bài 1: (1.5 đ)
a) Cho biết từ “trong” dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?
“Nắng đẹp trời trong”, “phấp phới trong gió”
b) Xếp các từ nhạt sau đây thành hai nhóm khác nhau (nghĩa gốc, nghĩa chuyển)
- muối nhạt
- nói chuyện nhạt
- tình cảm nhạt
- nước đường nhạt
Bài 2: (2đ)
1. Cho đoạn trích:
Càng lên cao, trăng càng trong và nhẹ bỗng. Biển sáng lên lấp lóa như đắc sánh, còn trời thì trong như nước.
Dựa vào đạo trích trên, thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ “trong” ở câu văn thứ nhất (mỗi loại ít nhất 2 từ)
Căn cứ vào tiêu chuẩn của từ loại, hãy chia các từ trong đoạn trích thành các nhóm khác nhau.
2. Chọn từ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: im lìm, im ắng, vắng lặng, yên tĩnh, yên lặng.
Cảnh vật trưa hè ở đây thật …, cây cối đứng …, không gian …, không một tiếng động nhỏ. Chỉ một màu nắng chói chang.
Bài 3: (1.5đ)
Cho biết mỗi câu sau được viết theo kiểu câu nào? Hãy xác định bộ phận chính, bộ phận phụ của mỗi câu:
Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.
Các chiến sĩ vệ quốc đoàn hầu hết trẻ măng, đội mũ ca-lô có đính vòng đỏ sao vàng, vai khoác súng, lưng đeo ba lô đứng thành từng khối theo đơn vị, dưới những lá cờ đỏ tươi rực rỡ trong ánh đèn.
Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con ngồi xúm xít quanh nồi, mắc cho bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh.
Bài 4: (1.5đ)
Hiên tây sanh mát bóng râm
Đơn sơ cây ổi cứ ngầm đơm hoa
Quả tơ nấp dưới lá già
Để sang thu bỗng òa ra ngọt ngào.
(Vườn nhà – Tố Hữu)
Nêu nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả trong đoạn thơ trên. Với cách miêu tả ấy, nhà thơ đã giúp em cảm nhận được hình ảnh cây ổi đẹp như thế nào?
Bài 5: (3.5đ)
“Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát
Giữa đôi bờ dạt dào lúa ngô non”
(Trích: Mùa thu mới – Tố Hữu)
Dựa vào hai dòng thơ trên, hãy tả lại dòng sông thân thương mà em có dịp ngắm nhìn và nêu lên suy nghĩ của mình về dòng sôn đáng yêu ấy
(Đề này được đánh máy lại nên không có đáp án! Các thầy cô thông cảm tự làm đáp án nhé)
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG LỚP 5 – LẦN 1
NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Tiếng Việt
(Thời gian 90 phút không kể thời gian giao đề)
Bài 1: (1.5 đ)
a) Cho biết từ “trong” dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?
“Nắng đẹp trời trong”, “phấp phới trong gió”
b) Xếp các từ nhạt sau đây thành hai nhóm khác nhau (nghĩa gốc, nghĩa chuyển)
- muối nhạt
- nói chuyện nhạt
- tình cảm nhạt
- nước đường nhạt
Bài 2: (2đ)
1. Cho đoạn trích:
Càng lên cao, trăng càng trong và nhẹ bỗng. Biển sáng lên lấp lóa như đắc sánh, còn trời thì trong như nước.
Dựa vào đạo trích trên, thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với từ “trong” ở câu văn thứ nhất (mỗi loại ít nhất 2 từ)
Căn cứ vào tiêu chuẩn của từ loại, hãy chia các từ trong đoạn trích thành các nhóm khác nhau.
2. Chọn từ thích hợp nhất trong các từ sau để điền vào chỗ trống: im lìm, im ắng, vắng lặng, yên tĩnh, yên lặng.
Cảnh vật trưa hè ở đây thật …, cây cối đứng …, không gian …, không một tiếng động nhỏ. Chỉ một màu nắng chói chang.
Bài 3: (1.5đ)
Cho biết mỗi câu sau được viết theo kiểu câu nào? Hãy xác định bộ phận chính, bộ phận phụ của mỗi câu:
Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy là tiếng trống trường đầu tiên, âm vang mãi trong đời đi học của tôi sau này.
Các chiến sĩ vệ quốc đoàn hầu hết trẻ măng, đội mũ ca-lô có đính vòng đỏ sao vàng, vai khoác súng, lưng đeo ba lô đứng thành từng khối theo đơn vị, dưới những lá cờ đỏ tươi rực rỡ trong ánh đèn.
Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con ngồi xúm xít quanh nồi, mắc cho bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh.
Bài 4: (1.5đ)
Hiên tây sanh mát bóng râm
Đơn sơ cây ổi cứ ngầm đơm hoa
Quả tơ nấp dưới lá già
Để sang thu bỗng òa ra ngọt ngào.
(Vườn nhà – Tố Hữu)
Nêu nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả trong đoạn thơ trên. Với cách miêu tả ấy, nhà thơ đã giúp em cảm nhận được hình ảnh cây ổi đẹp như thế nào?
Bài 5: (3.5đ)
“Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát
Giữa đôi bờ dạt dào lúa ngô non”
(Trích: Mùa thu mới – Tố Hữu)
Dựa vào hai dòng thơ trên, hãy tả lại dòng sông thân thương mà em có dịp ngắm nhìn và nêu lên suy nghĩ của mình về dòng sôn đáng yêu ấy
(Đề này được đánh máy lại nên không có đáp án! Các thầy cô thông cảm tự làm đáp án nhé)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Trung Sỹ
Dung lượng: 29,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)