De HSG Tieng Viet 5 (2009-20100
Chia sẻ bởi Phạm Văn Nguyện |
Ngày 10/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: De HSG Tieng Viet 5 (2009-20100 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
Phòng gd-đt hưng hà
Trường tiểu học duyên hải
đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi
Môn: Tiếng Việt 5 năm học 2009-2010
(Thời gian làm bài: 60 phút)
I. Bài tập trắc nghiệm (6điểm)
Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm một số câu trả lời A, B, C, D (là đáp án, câu trả lời,...). Em hãy ghi đáp án, câu trả lời đúng vào bài kiểm tra.
Câu 1: Trong các dòng sau, dòng nào viết đúng chính tả
A. Lầm lùi, lầm lỡ, lo lắng, non nớt, lo sợ
B. Quanh co, kèm cặp, kính coong, què quặt.
C. Giản dị, dịu dàng, giục giã, dệu dã.
Cậu 2. Câu nào có 2 đại từ dùng để xưng hô, một đại từ dùng để thay thế:
A. Cậu đi đâu, tớ đi với. B. Cậu thích thơ, tớ cũng vậy. C. Cậu đi đâu mà tớ không thấy.
Câu 3: Cặp từ ngữ nào dưới đây mà cả hai từ đều có thể điền vào chỗ chấm trong câu sao cho nội dung câu không thay đổi : “Nhờ nước cờ hiểm, Hà đã .... đối thủ.”
a. Đánh thắng/đánh thua. b. Thắng/bại c. Đánh thắng/đánh bại.
Bài 4: Trong các câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa?
Trăng đã lên cao. / Kết quả học tập cao hơn trước.
Trăng đậu vào ánh mắt. / Hạt đậu đã nảy mầm.
ánh trăng vàng trải khắp nơi. / Thì giờ quý hơn vàng.
Bài 5: Cặp quan hệ từ trong câu nào có thể thay thế bằng cặp từ “ giá như... thì...”
Nếu nó chăm học thì nó sẽ thi đỗ.
Nếu nó chăm học thì nó đã đỗ.
Nếu nó chăm học thì nó đỗ.
Bài 6: Chọn ý thích hợp để giải thích từ “hạnh phúc”
Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon, ngủ yên.
Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
Tâm trạng hồ hởi, háo hức sẵn sàng làm mọi việc.
Phần II : Tự luận (14đ)
Bài 1: Xác định bộ phận chính trong câu văn sau:
a, Phút giây yên tĩnh của rừng ban mai đang dần biến đi.
b, Thay từ “bảo vệ” trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó:
Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp.
Bài 2: Cho đoạn thơ:
“ Bông lúa lép ngẩng cao đầu kiêu ngạo.
Ta đây! Cao nhất cánh đồng.
Bông lúa chắc âm thầm cúi xuống.
Quên mình cho hạt nặng bông”
a, Tìm từ trái nghĩa trong đoạn thơ?
b, Phân tích tác dụng của những từ trái nghĩa trong đoạn thơ?
Bài 3: Tập làm văn
Tuổi thơ, em không chỉ được sống trong tình thương của cha mẹ mà con lớn lên trong lời ru êm ái và những câu chuyện cổ tích ngọt ngào của bà. Hãy tả hình dáng thân thương của bà khi đang kể chuyện cho em nghe.
Trường tiểu học duyên hải
đề kiểm tra chất lượng học sinh giỏi
Môn: Tiếng Việt 5 năm học 2009-2010
(Thời gian làm bài: 60 phút)
I. Bài tập trắc nghiệm (6điểm)
Mỗi bài tập dưới đây có nêu kèm một số câu trả lời A, B, C, D (là đáp án, câu trả lời,...). Em hãy ghi đáp án, câu trả lời đúng vào bài kiểm tra.
Câu 1: Trong các dòng sau, dòng nào viết đúng chính tả
A. Lầm lùi, lầm lỡ, lo lắng, non nớt, lo sợ
B. Quanh co, kèm cặp, kính coong, què quặt.
C. Giản dị, dịu dàng, giục giã, dệu dã.
Cậu 2. Câu nào có 2 đại từ dùng để xưng hô, một đại từ dùng để thay thế:
A. Cậu đi đâu, tớ đi với. B. Cậu thích thơ, tớ cũng vậy. C. Cậu đi đâu mà tớ không thấy.
Câu 3: Cặp từ ngữ nào dưới đây mà cả hai từ đều có thể điền vào chỗ chấm trong câu sao cho nội dung câu không thay đổi : “Nhờ nước cờ hiểm, Hà đã .... đối thủ.”
a. Đánh thắng/đánh thua. b. Thắng/bại c. Đánh thắng/đánh bại.
Bài 4: Trong các câu dưới đây, dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa?
Trăng đã lên cao. / Kết quả học tập cao hơn trước.
Trăng đậu vào ánh mắt. / Hạt đậu đã nảy mầm.
ánh trăng vàng trải khắp nơi. / Thì giờ quý hơn vàng.
Bài 5: Cặp quan hệ từ trong câu nào có thể thay thế bằng cặp từ “ giá như... thì...”
Nếu nó chăm học thì nó sẽ thi đỗ.
Nếu nó chăm học thì nó đã đỗ.
Nếu nó chăm học thì nó đỗ.
Bài 6: Chọn ý thích hợp để giải thích từ “hạnh phúc”
Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon, ngủ yên.
Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
Tâm trạng hồ hởi, háo hức sẵn sàng làm mọi việc.
Phần II : Tự luận (14đ)
Bài 1: Xác định bộ phận chính trong câu văn sau:
a, Phút giây yên tĩnh của rừng ban mai đang dần biến đi.
b, Thay từ “bảo vệ” trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó:
Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp.
Bài 2: Cho đoạn thơ:
“ Bông lúa lép ngẩng cao đầu kiêu ngạo.
Ta đây! Cao nhất cánh đồng.
Bông lúa chắc âm thầm cúi xuống.
Quên mình cho hạt nặng bông”
a, Tìm từ trái nghĩa trong đoạn thơ?
b, Phân tích tác dụng của những từ trái nghĩa trong đoạn thơ?
Bài 3: Tập làm văn
Tuổi thơ, em không chỉ được sống trong tình thương của cha mẹ mà con lớn lên trong lời ru êm ái và những câu chuyện cổ tích ngọt ngào của bà. Hãy tả hình dáng thân thương của bà khi đang kể chuyện cho em nghe.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Văn Nguyện
Dung lượng: 36,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)