ĐỀ HSG THPT 111
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình |
Ngày 26/04/2019 |
167
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ HSG THPT 111 thuộc Địa lý 12
Nội dung tài liệu:
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
(Dành cho học sinh THPT không chuyên)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (2,5 điểm).
Vì sao đến thế kỷ XI, thành thị trung đại ra đời ở Tây Âu? Vai trò của thành thị đối với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu trong những thế kỷ sau.
Câu 2 (2,0 điểm).
Sự phát triển thịnh đạt và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào?
Câu 3 (1,5 điểm).
Lập bảng về quốc gia Văn Lang – Âu Lạc và Champa theo các nội dung sau: Cơ sở hình thành và địa bàn sinh sống, bộ máy nhà nước, xã hội, kinh tế và văn hoá tinh thần. Những điểm tương đồng giữa các quốc gia.
Câu 4 (2,0 điểm).
Làm rõ sự hưng khởi của các đô thị ở nước ta trong các thế kỷ XVI – XVIII? Vì sao ngoại thương nước ta từ cuối thế kỷ XVIII lại kém phát triển?
Câu 5 (2,0 điểm).
Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỷ XIII. Tại sao nhân dân ta thời kỳ này sẵn sàng đoàn kết với triều đình phong kiến để bảo vệ độc lập dân tộc?
-------------HẾT-------------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……….………….…….….….; Số báo danh…………….
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: LỊCH SỬ
Câu
Nội dung
Điểm
1
Vì sao đến thế kỷ XI, thành thị trung đại ra đời ở Tây Âu? Vai trò của thành thị đối với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu trong những thế kỷ sau.
2,5
a. Vì sao đến thế kỷ XI, thành thị trung đại ra đời ở Tây Âu.
- Từ thế kỷ XI, lực lượng sản xuất có nhiều biến đổi: Nông nghiệp phát triển, sản phẩm phong phú, thừa thãi...Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa tương đối mạnh mẽ...Nhiều thợ thủ công có thể bỏ sản xuất nông nghiệp để chuyên sống bằng sản phẩm trao đổi với nông dân...
0,5
- Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp...Một số thợ thủ công tìm cách thoát khỏi các lãnh địa hoặc bằng cách chuộc thân thể hoặc bỏ trốn…Họ tìm đến các ngã ba đường, các bến sông, bến cảng, tu viện hoặc các thành phố cổ để định cư. Cư dân đông dần lên, thợ thủ công và thương nhân tập trung ngày càng nhiều. Lúc đầu chỉ là một thị trấn nhỏ, sau phát triển thành các thành thị...
0,5
2. Vai trò của thành thị đối với sự ra đời của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- Hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều, hình thành các phường hội là tiền đề cho sự ra đời của các công trường thủ công sau này...
0,25
- Trong thành thị, hình thành các thương hội, tổ chức ra các hội chợ để buôn bán và giao lưu...làm tiền đề đưa đến sự ra đời của các công ty thương mại sau này...
0,25
- Trong thành thị, kinh tế hàng hóa phát triển mạnh làm cho quan hệ sản xuất phong kiến dần tan rã...
0,5
- Các trường học trong các thành thị ra đời, không phụ thuộc vào giáo lý Kitô và là cơ sở để hình thành các trường đại học lớn (Bô-lô-nha ở Italia, O-xphớt ở Anh, Xoóc-bon ở Pháp…) là trung tâm văn hóa, khoa học của cả châu Âu...Đây là cơ sở để cho các tiến bộ khoa học - kỹ thuật ra đời.. Như vậy, thành thị trung đại chính là tiền đề quan trọng nhất cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu trong những thế kỷ sau này.
0,5
2
Sự phát triển thịnh đạt và suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào?
2,0
1. Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
+ Thời gian: Từ nửa sau thế kỉ XIII đến nửa đầu thế kỉ XVIII, các quốc gia phong
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)