ĐỀ HSG SINH HỌC THPT VĨNH PHÚC 200

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình | Ngày 27/04/2019 | 55

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ HSG SINH HỌC THPT VĨNH PHÚC 200 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO
……………
ĐỀ THI THỬ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM 2013 – 2014
MÔN: SINH HỌC
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)


I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về gen cấu trúc?
A. Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hoá liên tục, không chứa các đoạn không mã hoá axit amin (intron).
B. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
C. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hoá axit amin (intron).
D. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm ba vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hoà, vùng mã hoá,
vùng kết thúc.
Câu 2. Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A. ABb và A hoặc aBb và a. B. ABB và abb hoặc AAB và aab.
C. ABb và a hoặc aBb và A. D. Abb và B hoặc ABB và b.
Câu 3. Điều nào dưới đây không đúng khi nói đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá.
A. Đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể.
B. Đột biến gen ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.
C. Mặc dù đa số đột biến gen là có hại trong những điều kiện mới hoặc gặp tổ hợp gen thích hợp nó có thể có lợi.
D. Đột biến gen luôn tạo ra được tổ hợp gen thích nghi.
Câu 4. Đột biến liên quan đến 2 cặp nhiễm sắc thể là cặp số 2 và số 3, cụ thể là có hiện tượng 1 nhiễm sắc thể của cặp số 2 sát nhập vào 1 nhiễm sắc thể của cặp số 3. Khi cơ thể này giảm phân tỉ lệ giao tử không bình thường trên tổng số giao tử là
A. 0,25 B. 0,5 C. 0,75 D. 1
Lời giải: Vẽ sơ đồ giảm phân
+ Vẽ sơ đồ cặp 2
+ Vẽ sơ đồ cặp 3
-> Tỉ lệ giao tử bình thường là ¼, tỉ lệ giao tử không bình thường là ¾
Câu 5. Nguồn biến dị di truyền chính của quần thể sinh vât là gì?
A. Các đột biến nhiễm sắc thể phát sinh ở mỗi thế hệ.
B. Là biến dị tổ hợp không liên quan đến những đột biến.
C. Sự sắp xếp lại các đột biến ở các thế hệ trước qua quá trình tái tổ hợp.
D. Các đột biến gen trội phát sinh ở mỗi thế hệ.
Câu 6. Điều nào sau đây là sai?
A. Không phải tất cả các gen ở sinh vật nhân sơ là không phân mảnh.
B. Các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục gọi là gen phân mảnh
C. Trong vùng mã hóa của gen phân mảnh, các đoạn mã hóa axit amin xen kẽ các các đoạn không mã hóa axit amin
D. Trong vùng mã hóa của gen không phân mảnh, các đoạn mã hóa axit amin xen kẽ các các đoạn không mã hóa axit amin
Câu 7. Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.
B. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
C. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5`→3` trên phân tử mARN.
D. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3`→5` trên phân tử mARN.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?
A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.
B. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái.
C. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc
thể giới tính XY
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)