ĐỀ HSG SINH HỌC THPT VĨNH PHÚC 11

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình | Ngày 27/04/2019 | 65

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ HSG SINH HỌC THPT VĨNH PHÚC 11 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
———————
ĐỀ ĐỀ XUẤT
(Tăng Văn Đại)
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC 2013 – 2014
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
Dành cho học sinh THPT Chuyên
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
———————————

Câu 1:
a. Trình bày vai trò của nấm men?
b. Hãy chứng minh rằng ở giới khởi sinh, các sinh vật có kiểu dinh dưỡng đa dạng nhất?
Câu 2:
a. Khi nào một phân tử ADN có tỉ lệ nuclêôtit A≠T và G≠X?
b. Tại sao enzim trong lizôxôm không phá huỷ chính tế bào?
Câu 3:
a. Có 3 dung dịch dựng trong 3 ống nghiệm. Ống 1 chứa dung dịch ADN, ống 2 chứa dung dịch catalaza, ống 3 chứa dung dịch saccarôzơ. Người ta đun từ từ 3 dung dịch này đến gần nhiệt độ sôi, rồi làm nguội từ từ về nhiệt độ phòng. Hãy cho biết mức độ biến đổi về cấu trúc xảy ra sâu sắc nhất ở hợp chất nào? Giải thích.
b. Tế bào có thể tự điều chỉnh hoạt động trao đổi chất bằng cách nào?
Câu 4:
a. So sánh sự khác nhau giữa hình thức vận chuyển O2 và ion Na+ qua màng tế bào?
b. Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân. Cơ chế hình thành tế bào có nhiều nhân như thế nào?
Câu 5:
a. Có 1 lọ đựng glucôzơ, 1 lọ đựng axit piruvic, 1 lọ đựng dịch nghiền tế bào có các bào quan, 1 lọ đựng ti thể, 1 lọ đựng dịch nghiền tế bào không có bào quan. Làm thí nghiệm về quá trình hô hấp tế bào. Có bao nhiêu thí nghiệm có CO2 thoát ra. Giải thích?
b. Cho tảo quang hợp trong môi trường chứa C18O2 và H216O (18O phóng xạ). Phân tích các sản phẩm quang hợp gồm: H2O, O2, C6H12O6, tinh bột, saccarôzơ, nguyên tử 18O có mặt trong những hợp chất nào?
Câu 6: Trong nghiên cứu tìm hiểu vai trò của enzim có trong nước bọt, một học sinh đã tiến hành thí nghiệm sau: Có 3 ống nghiệm xếp theo thứ tự 1, 2, 3 đều có chứa hồ tinh bột loãng, em lần lượt đổ thêm vào:
Ống 1: thêm nước cất. Ống 2: thêm nước bọt. Ống 3: thêm nước bọt và có nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào. Tất cả các ống đều đặt trong nước ấm. Do học sinh quên không đánh dấu các ống.
a. Em hãy trình bày cách nhận biết mỗi ống?
b. Theo em trong ống nào tinh bột sẽ bị biến đổi và ống nào không? Tại sao?
Câu 7
a. Xét một tế bào sinh dục cái của một loài động vật có 2 cặp gen Aa, Bb cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu là AB/ab tiến hành giảm phân bình thường. Thực tế có thể tạo thành giao tử có kiểu gen như thế nào?
b. Giả sử một cơ thể sinh vật lưỡng bội có kiểu gen AaBb, trong quá trình giảm phân xuất giện một số giao tử bất thường, có thành phần NST kí hiệu là AaB, b. Hãy giải thích cơ chế tạo ra các giao tử trên?
Câu 8:
a. Trình bày cơ chế tái bản vật chất di truyền ở virut HIV?
b. Trong kĩ thuật làm dưa chua, làm thế nào để rút ngắn thời gian pha lag của quần thể vi khuẩn lăctic?
Câu 9: Các câu sau đúng hay sai. Giải thích?
a. Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn.
b. Xenlulôzơ và tinh bột đều được cấu tạo từ đơn phân glucôzơ nhưng xenlulôzơ bền hơn tinh bột.
c. Tất cả các tế bào sinh dưỡng đều có bộ nhiễm sắc thể là 2n.
d. Vai trò của NADH trong hô hấp hiếu khí và lên men là như nhau.
Câu 10: Ở loài ong mật 2n=32. Một ong chúa đẻ 1 số trứng, gồm trứng được thụ tinh và trứng không thụ tinh. Có 80% trứng thụ tinh nở thành ong thợ, 25% trứng không thụ tinh nở thành ong đực. Các trứng nở thành ong thợ và ong đực chứa 45024 nhiễm sắc thể. Biết rằng số ong đực con bằng 1% số ong thợ con.
a. Xác định số ong đực và ong thợ?
b. Xác định tổng số trứng mà ong chúa đã đẻ ra?
-----------------------Hết---------------------
Họ và tên thí sinh...............................................................SBD......................................
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
———————
ĐỀ ĐỀ XUẤT
(Tăng Văn Đại)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG 10 NĂM 2013-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)