ĐỀ HSG SINH HỌC THPT VĨNH PHÚC 0
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình |
Ngày 27/04/2019 |
86
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ HSG SINH HỌC THPT VĨNH PHÚC 0 thuộc Sinh học 12
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 11 NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ ĐỀ XUẤT
Môn: SINH HỌC - THPT
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: (1.0 điểm)
a. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây thân bụi và cây thân thảo? Nêu thí nghiệm chứng minh có hiện tượng ứ giọt?
b. Vì sao khi cây bị hạn hàm lượng axit abxixic tăng?
Câu 2: (2.0 điểm)
a. Khi quan sát các ruộng cây bị thiếu các nguyên tố khoáng người ta nhận thấy có hai nguyên tố mà khi cây thiếu một trong hai nguyên tố đều có biểu hiện: lá vàng, vàng lá bắt đầu từ đỉnh lá, sau đó héo và rụng, ra hoa giảm. Đó là hai nguyên tố nào? Nêu cách kiểm tra sự thiếu hụt nguyên tố đó?
b. Mối quan hệ của nguyên tố phôtpho đối với cây trồng như thế nào? (Dạng hấp thụ. vai trò, triệu chứng khi thiếu). Vì sao khi bón phân lân cho cây người ta thường đào thành rãnh quanh gốc?
Câu 3: (1.0 điểm)
Ở một số loại hạt (ngô, đậu...) người ta thấy rằng, nếu lấy hạt tươi đem ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm không đạt 100%. Nhưng nếu phơi khô những hạt tươi đó, một thời gian sau đem ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm cao hơn, có thể đạt 100%.
a. Giải thích hiện tượng trên.
b. Nêu cách đơn giản nhất để kiểm chứng giải thích trên.
Câu 4 (1.0 điểm):
Sự đồng hóa cácbon trong quang hợp ở các loài thực vật CAM thể hiện đặc điểm thích nghi với môi trường sống như thế nào?
Câu 5 (1.0 điểm):
a. Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat? Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc?
b. Điểm khác nhau cơ bản về cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin so với sợi thần kinh không có bao miêlin. Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin lại có đặc điểm như vậy?
Câu 6 (1.0 điểm):
Nêu đặc điểm của mao mạch phù hợp với chức năng của chúng. Giải thích tại sao bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là luôn có máu chảy qua?
Câu 7 (1.0 điểm):
Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học ở người và động vật. Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học?
Câu 8 (1.0 điểm):
Một người bị bệnh huyết áp kẹt (huyết áp tâm thu - huyết áp tâm trương = 20 mmHg). Bác sĩ cho biết nguyên nhân huyết áp kẹt là do hẹp van tổ chim trong động mạch chủ. Tại sao hẹp van tổ chim gây ra huyết áp kẹt? Huyết áp kẹt gây nguy hiểm như thế nào đối với người bệnh?
Câu 9 (1.0 điểm):
Giải thích tại sao động mạch của người không có van nhưng tĩnh mạch phần dưới cơ thể lại có van?
HƯỚNG DẪN CHẤM SINH 11 THPT
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
1.0
a
- Chỉ xảy ra ở cây thân bụi và thân thảo, vì:
+ Khi không khí bão hoà hơi nước, sức hút nước của lá bằng không-> hiện tượng ứ giọt xảy ra do áp suất rễ. ..............................................
+ Ap suất rễ thường có giới hạn của nó, phụ thuộc vào loài cây và thường chỉ đẩy được cột nước cao vài 3 mét và những cây bịu thấp và cây thân cỏ có độ cao trong khoảng này. ...................................................................
- Thí nghiệm: Úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau 1 đêm sẽ thấy các giọt nước ứ ra trên mép lá.-> Không khia trong chuông thuỷ tinh đã bão hoà hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ lên lá không thoát được thành hơi đã ứ thành các giọt ở mép lá. ......................................................
0.25
0.25
0.5
b
+ Khi thiếu nước, tế bào lá sản sinh ra axit abxixic và hoocmon này kích thích bơm K+, bơm chủ động K+ ra khỏi tế bào bảo vệ làm giảm áp suất thẩm thấu-> nước ra khỏi tế bào bảo vệ làm tế bào mất trương đóng khí khổng.
+ Khi cây thiếu nước hàm lượng axit abxixic được tổng hợp
VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 11 NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ ĐỀ XUẤT
Môn: SINH HỌC - THPT
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1: (1.0 điểm)
a. Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở cây thân bụi và cây thân thảo? Nêu thí nghiệm chứng minh có hiện tượng ứ giọt?
b. Vì sao khi cây bị hạn hàm lượng axit abxixic tăng?
Câu 2: (2.0 điểm)
a. Khi quan sát các ruộng cây bị thiếu các nguyên tố khoáng người ta nhận thấy có hai nguyên tố mà khi cây thiếu một trong hai nguyên tố đều có biểu hiện: lá vàng, vàng lá bắt đầu từ đỉnh lá, sau đó héo và rụng, ra hoa giảm. Đó là hai nguyên tố nào? Nêu cách kiểm tra sự thiếu hụt nguyên tố đó?
b. Mối quan hệ của nguyên tố phôtpho đối với cây trồng như thế nào? (Dạng hấp thụ. vai trò, triệu chứng khi thiếu). Vì sao khi bón phân lân cho cây người ta thường đào thành rãnh quanh gốc?
Câu 3: (1.0 điểm)
Ở một số loại hạt (ngô, đậu...) người ta thấy rằng, nếu lấy hạt tươi đem ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm không đạt 100%. Nhưng nếu phơi khô những hạt tươi đó, một thời gian sau đem ngâm nước rồi ủ ở nhiệt độ và độ ẩm tối ưu thì hiệu suất nảy mầm cao hơn, có thể đạt 100%.
a. Giải thích hiện tượng trên.
b. Nêu cách đơn giản nhất để kiểm chứng giải thích trên.
Câu 4 (1.0 điểm):
Sự đồng hóa cácbon trong quang hợp ở các loài thực vật CAM thể hiện đặc điểm thích nghi với môi trường sống như thế nào?
Câu 5 (1.0 điểm):
a. Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat? Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc?
b. Điểm khác nhau cơ bản về cách lan truyền của xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin so với sợi thần kinh không có bao miêlin. Tại sao xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin lại có đặc điểm như vậy?
Câu 6 (1.0 điểm):
Nêu đặc điểm của mao mạch phù hợp với chức năng của chúng. Giải thích tại sao bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là luôn có máu chảy qua?
Câu 7 (1.0 điểm):
Giải thích cơ chế truyền tin qua xinap hóa học ở người và động vật. Tại sao mặc dù có cả xinap điện lẫn xinap hóa học, nhưng đại bộ phận các xinap ở động vật lại là xinap hóa học?
Câu 8 (1.0 điểm):
Một người bị bệnh huyết áp kẹt (huyết áp tâm thu - huyết áp tâm trương = 20 mmHg). Bác sĩ cho biết nguyên nhân huyết áp kẹt là do hẹp van tổ chim trong động mạch chủ. Tại sao hẹp van tổ chim gây ra huyết áp kẹt? Huyết áp kẹt gây nguy hiểm như thế nào đối với người bệnh?
Câu 9 (1.0 điểm):
Giải thích tại sao động mạch của người không có van nhưng tĩnh mạch phần dưới cơ thể lại có van?
HƯỚNG DẪN CHẤM SINH 11 THPT
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
1
1.0
a
- Chỉ xảy ra ở cây thân bụi và thân thảo, vì:
+ Khi không khí bão hoà hơi nước, sức hút nước của lá bằng không-> hiện tượng ứ giọt xảy ra do áp suất rễ. ..............................................
+ Ap suất rễ thường có giới hạn của nó, phụ thuộc vào loài cây và thường chỉ đẩy được cột nước cao vài 3 mét và những cây bịu thấp và cây thân cỏ có độ cao trong khoảng này. ...................................................................
- Thí nghiệm: Úp cây trong chuông thuỷ tinh kín, sau 1 đêm sẽ thấy các giọt nước ứ ra trên mép lá.-> Không khia trong chuông thuỷ tinh đã bão hoà hơi nước, nước bị đẩy từ mạch gỗ lên lá không thoát được thành hơi đã ứ thành các giọt ở mép lá. ......................................................
0.25
0.25
0.5
b
+ Khi thiếu nước, tế bào lá sản sinh ra axit abxixic và hoocmon này kích thích bơm K+, bơm chủ động K+ ra khỏi tế bào bảo vệ làm giảm áp suất thẩm thấu-> nước ra khỏi tế bào bảo vệ làm tế bào mất trương đóng khí khổng.
+ Khi cây thiếu nước hàm lượng axit abxixic được tổng hợp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)