đề HSG sinh 11
Chia sẻ bởi Trịnh Hải |
Ngày 26/04/2019 |
246
Chia sẻ tài liệu: đề HSG sinh 11 thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN ĐỀ THI CHỌN HSG 11 NĂM HỌC 2018 - 2019
TRƯỜNG THPT PHAN THÚC TRỰC Môn: Sinh học (ĐỀ 2)
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1(2đ): Mô tả thành phần cấu tạo của một nuclêôtit và liên kết giữa các nuclêôtit. Điểm khác nhau giữa các loại nuclêôtit?
Câu2(2đ): So sánh cấu trúc, chức năng của ADN với ARN?
Câu3 (3đ):
a. Hãy mô tả cấu trúc của nhân tế bào?
b. Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân? Loại tế bào nào không có nhân? Các tế bào không có nhân có khả năng sinh trưởng được hay không? Vì sao ?
Câu 4(3đ): Phân biệt đường phân và chu trình Crep với chuỗi chuyền elêctron hô hấp về mặt năng lượng ATP. Giải thích tại sao tế bào cơ nếu co liên tục thì sẽ “mỏi” và không thể tiếp tục co được nữa?
Câu 5(2đ):
a.Viết phương trình tổng quát của quang hợp ?
b.Trình bày ngắn gọn về các thành phần tham gia và vai trò của chúng trong quá trình trên?
c.Tóm tắt vai trò của các sản phẩm được hình thành trong pha sáng và pha tối của quang hợp?
Câu6(2đ): Bằng phương pháp nuôi cấy trong ống nghiệm, từ 1 tế bào mẹ qua một số lần nguyên phân người ta thu được 64 tế bào. tổng số NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi trong tất cả các tế bào là 2560.
a. Xác định số lần nguyên phân xảy ra.
b. Xác định số lượng nhiễm sắc thể của tế bào mẹ.
c. Các tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể bằng bao nhiêu?
Câu 7(2đ)
a. Hô hấp là gì? Lên men là gì?
b. So sánh quá trình lên men ở vi sinh vật và quá trình hô hấp hiếu khí ở cây xanh?
Câu 8.(2đ)
a. Quá trình muối dưa, cà là sự ứng dụng kĩ thuật lên men nào? Cần tác dụng của loại vi sinh vật nào?
b. Tại sao muối dưa, cà người ta thường dùng vỉ tre để nén chặt rau quả, bên trên lại đặt hòn đá?
c. Trong kĩ thuật muối dưa, cà được ngâm trong dung dịch muối 4- 6%. Việc sử dụng muối có tác dụng gì?
Câu 9(2đ). Một tế bào sinh giao tử đực của ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là
2n = 8 tiến hành giảm phân. Em hãy cho biết.
- Số nhiễm sắc thể và trạng thái nhiễm sắc thể trong tế bào ở kì sau I
- Số crômatit trong tế bào ở kì giữa I
- Số nhiễm sắc thể và trạng thái nhiễm sắc thể ở kì sau II
- Khi kết thúc giảm phân, số sợi nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào con và số giao tử được tạo ra là bao nhiêu?
Hết
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HSG 11 NĂM HỌC 2018 - 2019
TRƯỜNG THPT PHAN THÚC TRỰC Môn: Sinh học (ĐỀ 2)
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1(2đ):
- Nuclêôtit là đơn phân của ADN , Cấu tạo gồm bazơ nitơ, axit phôt phoric và đường đêôxi ribôzơ. Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết phốt phođieste – liên kết hóa trị Đ-P(ở mỗi mạch polinuclêôtit)
- Giữa các nuclêôtit liên kết với nhau theo nguyên tắc đa phân gồm rất nhiều đơn phân. Đơn phân gồm 4 loại A, T ,G, X. Các đơn phân liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung. A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 LK hiđ rô và ngược lại. G của mạch này LK với X của mạch kia bằng 3 LK hiđrô và ngược lại
- Các nu khác nhau ở các loại bazơnitơ A, T, G, X
Câu 2(2đ): So sánh ADN và ARN về:
- Cấu trúc:
+ ADN gồm 2 mạch dài hàng chục nghìn đến hàng triệu nu. Thành phần gồm axit phôtphoric, đường đêôxirbô bazơnitơ gồm 4 loại: A, T, G, X.
+ ARN có một mạch đơn ngắn, dài hàng trục đến hàng nu. Thành phần gồm axit photphoric, đường ribôzơ và bazơnitơ gồm 4 loại A, U, G, X
- Chức năng:
+ ADN mang thông tin di truyền, truyền đạt thông tin di truyền
+ARN truyền đạt thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất. Tham gia tổng hợp prôtêin. Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin tham gia cấu tạo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Hải
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)