Đề HSG Ngữ Văn huyện Đông Hưng- Tỉnh Thái bình năm học 2014-2015
Chia sẻ bởi Vũ Huyền Oanh |
Ngày 17/10/2018 |
54
Chia sẻ tài liệu: Đề HSG Ngữ Văn huyện Đông Hưng- Tỉnh Thái bình năm học 2014-2015 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT CHỌN NGUỒN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Ngữ Văn 6
(Thời gian làm bài 120 phút)
Câu 1 (5 điểm):
Cảm nhận của em về bài thơ sau của tác giả Lê Hồng Thiện:
Trăng của mỗi người
Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm
Ông rằng trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn như hạt cau phơi
Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăng như cánh võng chập chờn trong mây.
( Thơ với tuổi học trò – Tập I
NXB Lao Động- Hà Nội, 1993)
Câu 2 (3 điểm):
Trong truyện Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê ), thầy Ha-men có nói: “… khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy? Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn.
Câu 3 (12 điểm):
Trong vai bà mẹ Gióng, em hãy kể lại truyền thuyết Thánh Gióng.
Họ và tên : ……………………………… Số báo danh: …………
UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN NGUỒN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Ngữ Văn 6
I/ YÊU CẦU CHUNG:
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của các em.
Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25.
II/YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu 1( 5 điểm):
1/ Yêu cầu về kỹ năng:
- HS biết cách viết bài văn cảm thụ có bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc.
- Lời văn chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
2/ Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có những cảm nhận khác nhau về bài thơ song cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
* Về nghệ thuật: Nghệ thuật so sánh đặc sắc: trăng được ví với những hình ảnh rất đỗi gần gũi: “ như lưỡi liềm”, “ tựa con thuyền cong mui”, “ như hạt cau phơi”, “ quả chuối vàng tươi”, “ như cánh võng chập chờn trong mây”.
- Lời thơ giản dị, trong sáng, giọng điệu dí dỏm.
* Về nội dung: Bài thơ là những cảm nhận rất thú vị về trăng. Nét độc đáo của bài thơ là ở chỗ nhà thơ đã mượn lời của từng thành viên trong gia đình để nhìn trăng theo cách liên tưởng riêng bằng tâm lý, lứa tuổi, công việc khác nhau: Mẹ là người tay liềm, tay hái quen việc đồng ruộng nên thấy “trăng như lưỡi liềm”; ông có lẽ quen việc sông nước nên thấy “trăng tựa con thuyền cong mui”; bà lại nhìn trăng ra “hạt cau phơi” bởi bà hay ăn trầu; cháu thiết thực hơn, vì cái tính háu ăn của con trẻ, cháu thấy trăng ngon như “ quả chuối vàng tươi trong vườn”. Còn với bố- chú bộ đội Trường Sơn, vầng trăng được vẽ trong tâm trí bố lúc ẩn, lúc hiện với bao kỉ niệm trong chiến tranh gian lao, hào hùng nhưng vẫn không kém phần thơ mộng.
Tóm lại: Với tài quan sát tinh tế, cách ví von giản dị, hợp lý của nhà thơ, trăng trong bài thơ hiện lên thật gần gũi với con người, luôn gắn bó cùng con người trong cuộc sống, công việc. Bài thơ đã bồi đắp cho em tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
CÁCH CHO ĐIỂM
Điểm 4- 5: đủ nội dung, diễn đạt mạch lạc, giàu cảm xúc, biết chỉ ra được các nét đặc sắc của bài thơ.
Điểm 2- 3: hiểu được nội dung, nghệ thuật của bài thơ nhưng chưa thật sâu sắc, diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng.
Điểm 1: Bài quá sơ sài, hiểu chưa đúng về bài thơ, còn mắc nhiều lỗi.
Câu 2( 3 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng: HS biết viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Văn viết trong sáng, diễn đạt trôi chảy.
2. Yêu cầu về nội dung: HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách song phải đảm bảo được các ý cơ bản
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT CHỌN NGUỒN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Ngữ Văn 6
(Thời gian làm bài 120 phút)
Câu 1 (5 điểm):
Cảm nhận của em về bài thơ sau của tác giả Lê Hồng Thiện:
Trăng của mỗi người
Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm
Ông rằng trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn như hạt cau phơi
Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăng như cánh võng chập chờn trong mây.
( Thơ với tuổi học trò – Tập I
NXB Lao Động- Hà Nội, 1993)
Câu 2 (3 điểm):
Trong truyện Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê ), thầy Ha-men có nói: “… khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”. Em hiểu như thế nào và có suy nghĩ gì về lời nói ấy? Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn.
Câu 3 (12 điểm):
Trong vai bà mẹ Gióng, em hãy kể lại truyền thuyết Thánh Gióng.
Họ và tên : ……………………………… Số báo danh: …………
UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN NGUỒN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Ngữ Văn 6
I/ YÊU CẦU CHUNG:
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của các em.
Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25.
II/YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu 1( 5 điểm):
1/ Yêu cầu về kỹ năng:
- HS biết cách viết bài văn cảm thụ có bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc.
- Lời văn chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả và diễn đạt.
2/ Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có những cảm nhận khác nhau về bài thơ song cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
* Về nghệ thuật: Nghệ thuật so sánh đặc sắc: trăng được ví với những hình ảnh rất đỗi gần gũi: “ như lưỡi liềm”, “ tựa con thuyền cong mui”, “ như hạt cau phơi”, “ quả chuối vàng tươi”, “ như cánh võng chập chờn trong mây”.
- Lời thơ giản dị, trong sáng, giọng điệu dí dỏm.
* Về nội dung: Bài thơ là những cảm nhận rất thú vị về trăng. Nét độc đáo của bài thơ là ở chỗ nhà thơ đã mượn lời của từng thành viên trong gia đình để nhìn trăng theo cách liên tưởng riêng bằng tâm lý, lứa tuổi, công việc khác nhau: Mẹ là người tay liềm, tay hái quen việc đồng ruộng nên thấy “trăng như lưỡi liềm”; ông có lẽ quen việc sông nước nên thấy “trăng tựa con thuyền cong mui”; bà lại nhìn trăng ra “hạt cau phơi” bởi bà hay ăn trầu; cháu thiết thực hơn, vì cái tính háu ăn của con trẻ, cháu thấy trăng ngon như “ quả chuối vàng tươi trong vườn”. Còn với bố- chú bộ đội Trường Sơn, vầng trăng được vẽ trong tâm trí bố lúc ẩn, lúc hiện với bao kỉ niệm trong chiến tranh gian lao, hào hùng nhưng vẫn không kém phần thơ mộng.
Tóm lại: Với tài quan sát tinh tế, cách ví von giản dị, hợp lý của nhà thơ, trăng trong bài thơ hiện lên thật gần gũi với con người, luôn gắn bó cùng con người trong cuộc sống, công việc. Bài thơ đã bồi đắp cho em tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
CÁCH CHO ĐIỂM
Điểm 4- 5: đủ nội dung, diễn đạt mạch lạc, giàu cảm xúc, biết chỉ ra được các nét đặc sắc của bài thơ.
Điểm 2- 3: hiểu được nội dung, nghệ thuật của bài thơ nhưng chưa thật sâu sắc, diễn đạt đôi chỗ còn lúng túng.
Điểm 1: Bài quá sơ sài, hiểu chưa đúng về bài thơ, còn mắc nhiều lỗi.
Câu 2( 3 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng: HS biết viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Văn viết trong sáng, diễn đạt trôi chảy.
2. Yêu cầu về nội dung: HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách song phải đảm bảo được các ý cơ bản
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Huyền Oanh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)