ĐỀ HSG LỊCH SỬ THPT VĨNH PHÚC 20
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình |
Ngày 26/04/2019 |
53
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ HSG LỊCH SỬ THPT VĨNH PHÚC 20 thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
-----------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2010-2011
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
Dành cho học sinh trường THPT
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
-------------------------
Câu 1 (1,5 điểm)
Nêu tính chất, ý nghĩa và hạn chế của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc.
Câu 2 (3,0 điểm)
Tại sao năm 1921 nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP)? Nội dung cơ bản và ý nghĩa của chính sách này? Chỉ rõ bài học kinh nghiệm chính sách kinh tế mới để lại đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Câu 3 (2,5 điểm)
Nước Mĩ, Anh, Pháp có phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai hay không? Vì sao?
Câu 4 (3,0 điểm)
Bối cảnh và những thách thức lịch sử đặt ra cho triều Nguyễn vào giữa thế kỉ XIX? Tại sao triều Nguyễn lại duy trì đường lối bảo thủ? Hậu quả?
---------------------Hết--------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh………………………………….Số báo danh………………
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
————
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: LỊCH SỬ
Dành cho học sinh các trường THPT
(Đáp án- Thang điểm có 03 trang)
-------------------------------------
Câu
Đáp án
Điểm
1
Nêu tính chất, ý nghĩa và hạn chế của cuộc các mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc.
1,5
- Tính chất: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
0,5
- Ý nghĩa: Cách mạng đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
0,5
- Hạn chế: Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
0,5
2
Tại sao năm 1921 nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP)? Nội dung cơ bản và ý nghĩa của chính sách này? Chỉ rõ bài học kinh nghiệm chính sách kinh tế mới để lại đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
3,0
1. Hoàn cảnh
- Sau khi chiến thắng thù trong giặc ngoài, nước Nga Xô viết bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bốn năm chiến tranh đế quốc và 3 năm nội chiến đã để lại những hậu quả nặng nề cho đất nước.
0,25
+ Kinh tế: nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, với tổng thiệt hại lên đến 39 tỉ rúp, bằng 1/4 tài sản quốc gia năm 1913.
0,25
+ Chính trị: các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, liên tiếp gây bạo loạn ở nhiều nơi; Tình trạng đói kém làm phân tán và làm suy giảm tinh thần đội ngũ công nhân; chính sách Cộng sản thời chiến không còn phù hợp…Nước Nga Xô viết lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế- chính trị, điều này đe dọa sự tồn vong của chính quyền Xô viết.
0,25
- Nhằm khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế, Đại hội X Đảng Bônsêvích Nga, tháng 3-1921 đã quyết định thực hiện chính sách Kinh tế mới (NEP) do V.I. Lê-nin đề xướng.
0,25
2. Nội dung
- Trong nông nghiệp, nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường.
0.25
- Trong công nghiệp, Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) dưới
-----------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2010-2011
ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
Dành cho học sinh trường THPT
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
-------------------------
Câu 1 (1,5 điểm)
Nêu tính chất, ý nghĩa và hạn chế của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc.
Câu 2 (3,0 điểm)
Tại sao năm 1921 nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP)? Nội dung cơ bản và ý nghĩa của chính sách này? Chỉ rõ bài học kinh nghiệm chính sách kinh tế mới để lại đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Câu 3 (2,5 điểm)
Nước Mĩ, Anh, Pháp có phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai hay không? Vì sao?
Câu 4 (3,0 điểm)
Bối cảnh và những thách thức lịch sử đặt ra cho triều Nguyễn vào giữa thế kỉ XIX? Tại sao triều Nguyễn lại duy trì đường lối bảo thủ? Hậu quả?
---------------------Hết--------------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên thí sinh………………………………….Số báo danh………………
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
————
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 11 NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: LỊCH SỬ
Dành cho học sinh các trường THPT
(Đáp án- Thang điểm có 03 trang)
-------------------------------------
Câu
Đáp án
Điểm
1
Nêu tính chất, ý nghĩa và hạn chế của cuộc các mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc.
1,5
- Tính chất: Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
0,5
- Ý nghĩa: Cách mạng đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
0,5
- Hạn chế: Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
0,5
2
Tại sao năm 1921 nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP)? Nội dung cơ bản và ý nghĩa của chính sách này? Chỉ rõ bài học kinh nghiệm chính sách kinh tế mới để lại đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
3,0
1. Hoàn cảnh
- Sau khi chiến thắng thù trong giặc ngoài, nước Nga Xô viết bước vào thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn. Bốn năm chiến tranh đế quốc và 3 năm nội chiến đã để lại những hậu quả nặng nề cho đất nước.
0,25
+ Kinh tế: nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, với tổng thiệt hại lên đến 39 tỉ rúp, bằng 1/4 tài sản quốc gia năm 1913.
0,25
+ Chính trị: các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, liên tiếp gây bạo loạn ở nhiều nơi; Tình trạng đói kém làm phân tán và làm suy giảm tinh thần đội ngũ công nhân; chính sách Cộng sản thời chiến không còn phù hợp…Nước Nga Xô viết lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế- chính trị, điều này đe dọa sự tồn vong của chính quyền Xô viết.
0,25
- Nhằm khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế, Đại hội X Đảng Bônsêvích Nga, tháng 3-1921 đã quyết định thực hiện chính sách Kinh tế mới (NEP) do V.I. Lê-nin đề xướng.
0,25
2. Nội dung
- Trong nông nghiệp, nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường.
0.25
- Trong công nghiệp, Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) dưới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)