ĐỀ HSG ĐỊA LÍ THPT VĨNH PHÚC 18

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình | Ngày 26/04/2019 | 210

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ HSG ĐỊA LÍ THPT VĨNH PHÚC 18 thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
——————
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011
ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ
Dành cho học sinh các trường THPT không chuyên
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
————————————


Câu 1.
a. Phép chiếu hình bản đồ là gì?
b. Tại sao khi xây dựng bản đồ người ta phải sử dụng các phép chiếu hình bản đồ khác nhau?
c. Hoàn thành bảng sau: Các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Phương pháp
Đối tượng biểu hiện
Khả năng biểu hiện

Kí hiệu



Kí hiệu đường chuyển động



Chấm điểm



Bản đồ - biểu đồ




Câu 2.
Dựa vào bảng số liệu sau: Nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm A

Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
TB năm

Nhiệt độ (ºC)
9
9
11
14
18
22
25
25
22
18
11
10
16

Lượng mưa (mm)
102
82
67
52
49
30
14
29
75
115
125
115
855


a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm A qua các tháng.
b. Địa điểm A thuộc kiểu khí hậu gì? Ở bán cầu nào?
c. Giải thích đặc điểm khí hậu của địa điểm A.

Câu 3.
a. Tại sao nói gia tăng dân số tự nhiên là động lực của phát triển dân số thế giới?
b. Giả sử tỉ suất gia tăng dân số Việt Nam là 1,7% và không thay đổi từ 1997 – 2001. Trình bày cách tính và điền kết quả vào bảng sau:

Năm
1997
1998
1999
2000
2001

Dân số (người)
?
?
76.327.900
?
?


Câu 4.
a. Tại sao ngành thuỷ sản trên thế giới ngày càng phát triển?
b. Phân tích và cho ví dụ về ảnh hưởng của các nhân tố tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.
-----Hết-----
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh: …………………………..………….. Số báo danh: …………...
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
——————

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2010 - 2011
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ
Dành cho học sinh các trường THPT không chuyên
————————————


Câu
Nội dung
Điểm

1 (2,0đ)
a. Phép chiếu hình bản đồ là gì?
Là cách biểu hiện mặt cong của Trái Đất lên một mặt phẳng để mỗi điểm của mặt cong tương ứng với 1 điểm trên mặt phẳng.
b. Khi xây dựng bản đồ người ta phải sử dụng các phép chiếu hình bản đồ khác nhau vì:
- Do bề mặt Trái Đất cong nên khi thể hiện lên mặt phẳng các khu vực khác nhau trên bản đồ không thể hoàn toàn chính xác như nhau.
- Tuỳ từng yêu cầu sử dụng bản đồ, từng khu vực cần thể hiện trên bản đồ, người ta dùng các phép chiếu hình bản đồ khác nhau.
- Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.
c. Các phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Phương pháp
Đối tượng biểu hiện
Khả năng biểu hiện

Kí hiệu
Là các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể
Vị trí, số lượng, cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển của đối tượng

Kí hiệu đường chuyển động
Là sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên cũng như các hiện tượng KT-XH
Hướng, tốc độ, khối lượng của các đối tượng di chuyển

Chấm điểm
Là các đối tượng, hiện tượng địa lí phân bố phân tán, lẻ tẻ
Sự phân bố, số lượng của đối tượng, hiện tượng địa lí

Bản đồ - biểu đồ
Là giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ
Số lượng, chất lượng, cơ cấu đối tượng




0,25



0,25

0,25
0,25



0,25


0,25


0,25

0,25



2 (3,0đ)
a. Vẽ biểu đồ kết hợp. (Vẽ biểu đồ khác không cho điểm)
- Nhiệt độ: Đường.
- Lượng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)