Đề HSG 5 2010-2011
Chia sẻ bởi Nguyễn Lê Duy |
Ngày 10/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Đề HSG 5 2010-2011 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD-ĐT ĐỀ THI CHỌN HS GIỎI CẤP TIỂU HỌC VÒNG HUYỆN
HUYỆN ………… Năm học 2010 - 2011
_________________ _______________________________
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Thời gian: 120 phút ( học sinh không phải chép lại đề )
Đề bài:
PHẦN I: Luyện từ và câu:
Câu 1: (2 điểm) Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
“Hương sầu riêng thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.”
Câu 2: (2 điểm) Cho đoạn văn sau:
“Trời trong xanh, biển nhẹ nhàng. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm, dông gió, biển đục ngầu giận dữ ... Như một con người biết buồn, vui; biển lúc lạnh lùng,
đăm chiêu; lúc tưng bừng, ồn ã.”
Tìm và ghi ra các nhóm từ trái nghĩa với nhau.
Tìm và ghi ra các từ ghép tổng hợp.
Tìm và ghi ra các từ láy.
Câu 3: (2 điểm) Hãy giải nghĩa từ “đường” trong các câu sau:
Trời mưa, đường lầy lội.
Mặt trống đồng có nhiều đường nét hoa văn tinh xảo.
Túi đường rơi lề đường.
Bệnh tiêu chảy thường lây qua đường tiêu hóa.
Hãy cho biết, từ “đường” ở câu nào mang nghĩa gốc ? Từ “đường” ở câu nào mang nghĩa chuyển ? Từ “đường” ở câu nào là từ đồng âm ?
Câu 4: ( 2 điểm ) Tìm trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
a) Đằng xa, trong mưa mờ, bóng những nhịp cầu sắt uốn cong đã hiện ra.
b) Dưới ánh sáng lờ mờ của trăng hạ tuần, giữa mặt hồ yên ắng, một chiếc thuyền nhỏ lửng lờ trôi. Mái chèo khua nhẹ trên mặt nước.
Câu 5: ( 2 điểm ) Đọc đoạn thơ sau:
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày.
Ước gì em hóa đám mây,
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm
(Thanh Hào)
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh ở dòng thơ nào ?
Hãy nêu suy nghĩ và tình cảm của người con đối với mẹ qua đoạn thơ trên.
PHẦN II: Tập làm văn ( 8 điểm )
Sân trường em (hoặc nơi công viên, nơi xóm làng em ở) có trồng nhiều cây bóng mát. Hãy miêu tả một cây bóng mát mà em thích nhất. (Chú ý: không được ghi tên trường em hoặc ghi tên xã, ấp nơi em ở vào trong bài làm văn)
* Điểm trình bày và chữ viết: 2 điểm.
------------- HẾT-------------
PHÒNG GD-ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
HUYỆN .................. Thi chọn HS giỏi vòng huyện- năm học 2010 - 2011
________________ ________________________________________
PHẦN I: Luyện từ và câu:
Câu 1: ( 2 điểm )
Danh từ
Động từ
Tính từ
Hương, sầu riêng, trong,
không khí, mùi thơm,
mít, cái béo, trứng gà,
cái vị, mật ong
bay, tan
thơm đậm, rất xa, lâu,
thơm, chín, béo,
ngọt, già hạn
- Đúng 10 từ : 1 điểm
- 05 từ : 0.5 đ
- 03 từ : 0.5 đ
- Đúng 02 từ : 0.25 đ
- Đúng 8 từ : 0.75 điểm
- 06 từ : 0.5 đ
- 03 từ : 0.25 đ
Câu 2: ( 2 điểm )
Từ trái nghĩa
Từ ghép tổng hợp
Từ láy
trong xanh – âm u, xám xịt, đục ngầu
nhẹ nhàng – nặng nề, ầm ầm, giận dữ
buồn – vui
lạnh lùng, đăm chiêu – giận dữ, tưng bừng, ồn ã
Trong xanh, âm u, mây mưa, dông gió, giận dữ, đăm chiêu
nhẹ nhàng, xám xịt, nặng nề, ầm ầm, lạnh lùng, tưng bừng, ồn ã
- Đúng 4 nhóm từ : 1 điểm
- 03 nhóm : 0.75 đ
- 02 nhóm : 0.5 đ
- 01 nhóm: 0.25 đ
- Đúng 6 từ : 0.5 điểm
- 3-4 từ : 0.25 đ
- 02 từ : 0 đ
- Đúng 7 từ : 0.5 điểm
- 3-4 từ : 0.25 đ
- 02 từ : 0 đ
Câu 3: ( 2 điểm )
Xác định đúng nghĩa và thể loại nghĩa của từ “đường” theo từng câu, cho 0,5 điểm mỗi câu.
a) Trời mưa, đường lầy lội. Có nghĩa: đường đi, đường lộ, mặt đường,..từ có nghĩa gốc.
b) Mặt trống đồng có nhiều đường nét hoa văn tinh xảo. Có nghĩa: hình dạng, hình vẽ, đường vẽ, chạm, khắc,…từ mang nghĩa chuyển.
c) Túi đường rơi lề đường. Có nghĩa: chất ngọt chiết xuất từ mía đường, củ cải đường,…từ đồng âm với từ đường đi, đường lộ.
d) Bệnh tiêu chảy thường lây qua đường tiêu hóa. Có nghĩa: lộ trình, qui trình, hướng đi của thức ăn từ miệng đến bộ phận bài tiết. Từ mang nghĩa chuyển.
Câu 4: ( 2 điểm )
Trạng ngữ
Chủ ngữ
Vị ngữ
a) Đằng xa, trong mưa mờ,
(0.25 đ)
bóng những nhịp cầu sắt uốn cong
(0.5 đ)
đã hiện ra.
(0.25 đ)
b) Dưới ánh sáng lờ mờ của trăng hạ tuần, giữa mặt hồ yên ắng,
(0.25 đ)
một chiếc thuyền nhỏ
Mái chèo
(0.5 đ)
lửng lờ trôi.
khua nhẹ trên mặt nước.
(0.25 đ)
Câu 5: ( 2 điểm )
a) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh ở dòng thơ thứ nhất: “Hôm nay trời nắng như nung” (0.5 đ)
b) - Cảm nhận được lao động nghề nông chăm chỉ, vất vả, khó nhọc (…phơi lưng cả ngày…) của người mẹ dưới thời tiết khắc nghiệt của thiên nhiên (…trời nắng như nung…); (0,75 đ)
- Nêu được tình cảm yêu thương, mong muốn giúp đỡ, (…ước gì em hóa đám mây…) chia sẻ sự làm lụng khó nhọc của người con đối với mẹ mình (..che cho mẹ suốt ngày bóng râm…). (0.75 đ)
PHẦN II: Tập làm văn: ( 8 điểm)
* 05 yêu cầu bài văn cần đạt:
1- Viết được bài văn đúng thể loại tả cây cối, có độ dài từ 20 câu trở lên, nội dung miêu tả một cây bóng mát ở sân trường (hoặc ở công viên, ở xóm làng,…).
2- Bài làm đúng, đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài đúng theo yêu cầu thể loại văn miêu tả cây cối.
3- Giọng văn mạch lạc, câu văn suôn sẻ, đúng ngữ pháp, sử dụng từ ngữ chính xác. Mô tả được những nét chung và các đặc điểm chi tiết của cây bóng mát, nét đặc trưng của cây bóng mát: loại cây gì ? chiều cao, kích thước, đặc điểm về gốc rễ, cành cây, tán lá…(có miêu tả vài cảnh sinh hoạt, có xen kẽ tả người, tả vật hoạt động liên quan đến cây bóng mát.v.v…) nêu được cảm xúc của bản thân đối với vẻ đẹp, sự ích lợi của cây bóng mát và sự giữ gìn, chăm sóc cây (nếu là cây ở sân trường, nơi công cộng, ở gia đình).
4- Bài có nhiều câu văn hay, quan sát và miêu tả hợp lý, sinh động, ý tưởng phong phú và giàu âm thanh, giàu hình ảnh, màu sắc; biết áp dụng các biện pháp nghệ thuật dùng từ trong văn học đã được học như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, liên tưởng,....
5- Chữ viết rõ ràng, dễ đọc; bài làm sạch sẽ và không mắc lỗi chính tả.
Điểm 7 - 8 :
Bài văn phải đảm bảo trọn vẹn cả 05 yêu cầu trên.
Điểm 5-6 :
- Đạt 5 yêu cầu nhưng có vài câu chưa thật hấp dẫn, miêu tả đơn điệu.
- Đạt khá mục 3, 4; còn thiếu sót, vài câu còn sai về cách dùng từ và còn sai về cú pháp, ngữ pháp.
- Mắc 1- 2 lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 3-4 :
- Bài làm đạt trung bình mục 1, 2, 5; mục 3, 4 còn hạn chế, sơ lược.
- Phần thân bài miêu tả về chi tiết chưa đầy đủ, chưa hợp lý, chưa đúng đặc trưng của loại cây bóng mát. Xen kẽ tả người, tả vật xung quanh chưa rõ nét, chưa gây tác dụng. Nêu cảm nghĩ (về tình cảm, về lợi ích và sự giữ gìn chăm sóc cây) chưa chân thật, chưa có hiệu quả về tác động tình cảm, chưa gây nhiều xúc cảm.
- Sắp xếp ý miêu tả còn lộn xộn, dùng từ và đặt câu sai 2-3 câu trở lên.
- Mắc 3-4 lỗi chính tả.
Điểm 2 - 1 :
- Cả 5 mục yêu cầu rất sơ lược, miêu tả dạng trình bày quan sát đơn điệu.
- Phần thân bài miêu tả lủng củng, câu luộm thuộm, thiếu tác dụng miêu tả, thiếu nhiều phần chi tiết, nêu cảm nghĩ và cảm xúc của bản thân chưa đầy đủ, trọn vẹn.
- Về chi tiết các ý miêu tả còn nhầm lẫn, trùng lặp, dùng từ và đặt câu sai 4-5 câu.
- Mắc 5-6 lỗi chính tả.
Điểm 0:
- Bài làm xa đề, lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng.
Điểm trình bày và chữ viết : 2 điểm.
-Đánh giá cách trình bày và chữ viết của toàn bài của HS để cho điểm:
+ 2 điểm: trình bày đúng, đẹp, sạch sẽ, chữ viết đẹp, ngay ngắn, thẳng hàng.
+ 1,5 điểm: trình bày đúng, khá đẹp, sạch sẽ, chữ viết khá đẹp, ngay ngắn, thẳng hàng.
+ 1 điểm: cách trình bày và chữ viết đạt trung bình, đọc được. Còn sai hình dáng, độ cao, nét chữ chưa thật đều, chưa chân phương. Có 1-2 chỗ dơ, xoá, sửa đè…
+ 0,5 điểm : Bài dơ, trình bày chưa rõ, chưa đúng, chữ viết cẩu thả, không ngay ngắn, khó đọc.
_________________________
HUYỆN ………… Năm học 2010 - 2011
_________________ _______________________________
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Thời gian: 120 phút ( học sinh không phải chép lại đề )
Đề bài:
PHẦN I: Luyện từ và câu:
Câu 1: (2 điểm) Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
“Hương sầu riêng thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.”
Câu 2: (2 điểm) Cho đoạn văn sau:
“Trời trong xanh, biển nhẹ nhàng. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm, dông gió, biển đục ngầu giận dữ ... Như một con người biết buồn, vui; biển lúc lạnh lùng,
đăm chiêu; lúc tưng bừng, ồn ã.”
Tìm và ghi ra các nhóm từ trái nghĩa với nhau.
Tìm và ghi ra các từ ghép tổng hợp.
Tìm và ghi ra các từ láy.
Câu 3: (2 điểm) Hãy giải nghĩa từ “đường” trong các câu sau:
Trời mưa, đường lầy lội.
Mặt trống đồng có nhiều đường nét hoa văn tinh xảo.
Túi đường rơi lề đường.
Bệnh tiêu chảy thường lây qua đường tiêu hóa.
Hãy cho biết, từ “đường” ở câu nào mang nghĩa gốc ? Từ “đường” ở câu nào mang nghĩa chuyển ? Từ “đường” ở câu nào là từ đồng âm ?
Câu 4: ( 2 điểm ) Tìm trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
a) Đằng xa, trong mưa mờ, bóng những nhịp cầu sắt uốn cong đã hiện ra.
b) Dưới ánh sáng lờ mờ của trăng hạ tuần, giữa mặt hồ yên ắng, một chiếc thuyền nhỏ lửng lờ trôi. Mái chèo khua nhẹ trên mặt nước.
Câu 5: ( 2 điểm ) Đọc đoạn thơ sau:
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày.
Ước gì em hóa đám mây,
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm
(Thanh Hào)
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh ở dòng thơ nào ?
Hãy nêu suy nghĩ và tình cảm của người con đối với mẹ qua đoạn thơ trên.
PHẦN II: Tập làm văn ( 8 điểm )
Sân trường em (hoặc nơi công viên, nơi xóm làng em ở) có trồng nhiều cây bóng mát. Hãy miêu tả một cây bóng mát mà em thích nhất. (Chú ý: không được ghi tên trường em hoặc ghi tên xã, ấp nơi em ở vào trong bài làm văn)
* Điểm trình bày và chữ viết: 2 điểm.
------------- HẾT-------------
PHÒNG GD-ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
HUYỆN .................. Thi chọn HS giỏi vòng huyện- năm học 2010 - 2011
________________ ________________________________________
PHẦN I: Luyện từ và câu:
Câu 1: ( 2 điểm )
Danh từ
Động từ
Tính từ
Hương, sầu riêng, trong,
không khí, mùi thơm,
mít, cái béo, trứng gà,
cái vị, mật ong
bay, tan
thơm đậm, rất xa, lâu,
thơm, chín, béo,
ngọt, già hạn
- Đúng 10 từ : 1 điểm
- 05 từ : 0.5 đ
- 03 từ : 0.5 đ
- Đúng 02 từ : 0.25 đ
- Đúng 8 từ : 0.75 điểm
- 06 từ : 0.5 đ
- 03 từ : 0.25 đ
Câu 2: ( 2 điểm )
Từ trái nghĩa
Từ ghép tổng hợp
Từ láy
trong xanh – âm u, xám xịt, đục ngầu
nhẹ nhàng – nặng nề, ầm ầm, giận dữ
buồn – vui
lạnh lùng, đăm chiêu – giận dữ, tưng bừng, ồn ã
Trong xanh, âm u, mây mưa, dông gió, giận dữ, đăm chiêu
nhẹ nhàng, xám xịt, nặng nề, ầm ầm, lạnh lùng, tưng bừng, ồn ã
- Đúng 4 nhóm từ : 1 điểm
- 03 nhóm : 0.75 đ
- 02 nhóm : 0.5 đ
- 01 nhóm: 0.25 đ
- Đúng 6 từ : 0.5 điểm
- 3-4 từ : 0.25 đ
- 02 từ : 0 đ
- Đúng 7 từ : 0.5 điểm
- 3-4 từ : 0.25 đ
- 02 từ : 0 đ
Câu 3: ( 2 điểm )
Xác định đúng nghĩa và thể loại nghĩa của từ “đường” theo từng câu, cho 0,5 điểm mỗi câu.
a) Trời mưa, đường lầy lội. Có nghĩa: đường đi, đường lộ, mặt đường,..từ có nghĩa gốc.
b) Mặt trống đồng có nhiều đường nét hoa văn tinh xảo. Có nghĩa: hình dạng, hình vẽ, đường vẽ, chạm, khắc,…từ mang nghĩa chuyển.
c) Túi đường rơi lề đường. Có nghĩa: chất ngọt chiết xuất từ mía đường, củ cải đường,…từ đồng âm với từ đường đi, đường lộ.
d) Bệnh tiêu chảy thường lây qua đường tiêu hóa. Có nghĩa: lộ trình, qui trình, hướng đi của thức ăn từ miệng đến bộ phận bài tiết. Từ mang nghĩa chuyển.
Câu 4: ( 2 điểm )
Trạng ngữ
Chủ ngữ
Vị ngữ
a) Đằng xa, trong mưa mờ,
(0.25 đ)
bóng những nhịp cầu sắt uốn cong
(0.5 đ)
đã hiện ra.
(0.25 đ)
b) Dưới ánh sáng lờ mờ của trăng hạ tuần, giữa mặt hồ yên ắng,
(0.25 đ)
một chiếc thuyền nhỏ
Mái chèo
(0.5 đ)
lửng lờ trôi.
khua nhẹ trên mặt nước.
(0.25 đ)
Câu 5: ( 2 điểm )
a) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh ở dòng thơ thứ nhất: “Hôm nay trời nắng như nung” (0.5 đ)
b) - Cảm nhận được lao động nghề nông chăm chỉ, vất vả, khó nhọc (…phơi lưng cả ngày…) của người mẹ dưới thời tiết khắc nghiệt của thiên nhiên (…trời nắng như nung…); (0,75 đ)
- Nêu được tình cảm yêu thương, mong muốn giúp đỡ, (…ước gì em hóa đám mây…) chia sẻ sự làm lụng khó nhọc của người con đối với mẹ mình (..che cho mẹ suốt ngày bóng râm…). (0.75 đ)
PHẦN II: Tập làm văn: ( 8 điểm)
* 05 yêu cầu bài văn cần đạt:
1- Viết được bài văn đúng thể loại tả cây cối, có độ dài từ 20 câu trở lên, nội dung miêu tả một cây bóng mát ở sân trường (hoặc ở công viên, ở xóm làng,…).
2- Bài làm đúng, đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài và Kết bài đúng theo yêu cầu thể loại văn miêu tả cây cối.
3- Giọng văn mạch lạc, câu văn suôn sẻ, đúng ngữ pháp, sử dụng từ ngữ chính xác. Mô tả được những nét chung và các đặc điểm chi tiết của cây bóng mát, nét đặc trưng của cây bóng mát: loại cây gì ? chiều cao, kích thước, đặc điểm về gốc rễ, cành cây, tán lá…(có miêu tả vài cảnh sinh hoạt, có xen kẽ tả người, tả vật hoạt động liên quan đến cây bóng mát.v.v…) nêu được cảm xúc của bản thân đối với vẻ đẹp, sự ích lợi của cây bóng mát và sự giữ gìn, chăm sóc cây (nếu là cây ở sân trường, nơi công cộng, ở gia đình).
4- Bài có nhiều câu văn hay, quan sát và miêu tả hợp lý, sinh động, ý tưởng phong phú và giàu âm thanh, giàu hình ảnh, màu sắc; biết áp dụng các biện pháp nghệ thuật dùng từ trong văn học đã được học như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, liên tưởng,....
5- Chữ viết rõ ràng, dễ đọc; bài làm sạch sẽ và không mắc lỗi chính tả.
Điểm 7 - 8 :
Bài văn phải đảm bảo trọn vẹn cả 05 yêu cầu trên.
Điểm 5-6 :
- Đạt 5 yêu cầu nhưng có vài câu chưa thật hấp dẫn, miêu tả đơn điệu.
- Đạt khá mục 3, 4; còn thiếu sót, vài câu còn sai về cách dùng từ và còn sai về cú pháp, ngữ pháp.
- Mắc 1- 2 lỗi chính tả, ngữ pháp.
Điểm 3-4 :
- Bài làm đạt trung bình mục 1, 2, 5; mục 3, 4 còn hạn chế, sơ lược.
- Phần thân bài miêu tả về chi tiết chưa đầy đủ, chưa hợp lý, chưa đúng đặc trưng của loại cây bóng mát. Xen kẽ tả người, tả vật xung quanh chưa rõ nét, chưa gây tác dụng. Nêu cảm nghĩ (về tình cảm, về lợi ích và sự giữ gìn chăm sóc cây) chưa chân thật, chưa có hiệu quả về tác động tình cảm, chưa gây nhiều xúc cảm.
- Sắp xếp ý miêu tả còn lộn xộn, dùng từ và đặt câu sai 2-3 câu trở lên.
- Mắc 3-4 lỗi chính tả.
Điểm 2 - 1 :
- Cả 5 mục yêu cầu rất sơ lược, miêu tả dạng trình bày quan sát đơn điệu.
- Phần thân bài miêu tả lủng củng, câu luộm thuộm, thiếu tác dụng miêu tả, thiếu nhiều phần chi tiết, nêu cảm nghĩ và cảm xúc của bản thân chưa đầy đủ, trọn vẹn.
- Về chi tiết các ý miêu tả còn nhầm lẫn, trùng lặp, dùng từ và đặt câu sai 4-5 câu.
- Mắc 5-6 lỗi chính tả.
Điểm 0:
- Bài làm xa đề, lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng.
Điểm trình bày và chữ viết : 2 điểm.
-Đánh giá cách trình bày và chữ viết của toàn bài của HS để cho điểm:
+ 2 điểm: trình bày đúng, đẹp, sạch sẽ, chữ viết đẹp, ngay ngắn, thẳng hàng.
+ 1,5 điểm: trình bày đúng, khá đẹp, sạch sẽ, chữ viết khá đẹp, ngay ngắn, thẳng hàng.
+ 1 điểm: cách trình bày và chữ viết đạt trung bình, đọc được. Còn sai hình dáng, độ cao, nét chữ chưa thật đều, chưa chân phương. Có 1-2 chỗ dơ, xoá, sửa đè…
+ 0,5 điểm : Bài dơ, trình bày chưa rõ, chưa đúng, chữ viết cẩu thả, không ngay ngắn, khó đọc.
_________________________
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Lê Duy
Dung lượng: 11,99KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)