Để học tốt ngữ văn 11 tập 1
Chia sẻ bởi Đào Mạnh Tuyên |
Ngày 26/04/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: Để học tốt ngữ văn 11 tập 1 thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
Vào phủ chúa trịnh
(Trích Thượng kinh kí sự)
Lê Hữu Trác
I. kiến thức cơ bản
1. Thể loại: Kí là một thể văn xuôi tự sự khá phát triển từ thời kì văn học trung đại. Tác phẩm kí thường có cốt truyện là sự thực cuộc sống. Người viết kí trung thành với sự thật, khai thác sự thật theo quan điểm cá nhân. Kí là thể văn xuôi tự sự có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự thực lịch sử và cảm xúc của người viết.
2. Lê Hữu Trác (1720 - 1791) là người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc Yên Mĩ, Hưng Yên. Thượng kinh kí sự là tập kí sự bằng chữ Hán của ông. Tập kí ghi lại chuyện tác giả lên kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm từ ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782) đến ngày trở về Hương Sơn ngày 2 tháng 11 năm đó.
Tác giả đang sống cuộc sống ẩn dật ở quê mẹ (Hương Sơn, Hà Tĩnh) thì có chỉ triệu ra Kinh chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm. Tác giả miễn cưỡng lên kinh. Ông đã ghi lại cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cả những tâm sự của bản thân trên đường đi. Đến kinh, vào khám bệnh, tác giả đã ghi lại tỉ mỉ quang cảnh Kinh đô và cảnh trong phủ chúa. Ông cũng ghi lại những cuộc gặp gỡ giao du của mình với công khanh nho sĩ chốn kinh thành. ở kinh đô ông luôn thương nhớ và mong trở về quê hương. Cuối cùng ông lên đường trở về quê nhà với tâm trạng hân hoan, ung dung. Về đến nhà được vài ngày, ông nhận được tin phủ chúa đã bị kiêu binh nổi loạn tràn vào phá phách, quan Chánh đường Hoàng Đình Bảo oai phong là thế đã bị kiêu binh giết chết.
3. Vào phủ chúa Trịnh là một đoạn trích đặc sắc của tác phẩm. Nó đã thể hiện khá đầy đủ những nét riêng trong cách viết kí của Lê Hữu Trác. Đoạn trích đã tái hiện chi tiết hành trình tác giả vào phủ Chúa để khám bệnh cho thế tử. Thế nhưng nội dung kể chuyện không đơn giản là tường thuật một cuộc khám bệnh.
Qua đoạn trích, tác giả đã tái hiện một phần bộ mặt xã hội phong kiến Việt Nam thời kì vua Lê chúa Trịnh. Triều định phong kiến nhà Lê đã đến ngày suy vong. Và chốn phủ chúa cũng đầy biểu hiện bệnh hoạn.
II. Rèn kĩ năng
1. Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, tác giả đã dùng 4 lần từ thánh chỉ, ba lần chữ thánh thượng, và một lần chữ thánh thể. Các từ này được dùng chỉ chúa Trịnh Sâm (thánh chỉ, thánh thượng), và thế tử Trịnh Cán (thánh thể). Từ thánh vốn chỉ được dùng để chỉ vua, người có quyền lực cao nhất thời phong kiến. Việc dùng từ này để chỉ chúa Trịnh, tác giả đã ngầm nói rằng nhà Trịnh đã quá lộng quyền. Tác giả dùng cách nói này để mỉa mai, châm biếm chúa Trịnh và sự bù nhìn bạc nhược của nhà Lê.
2. Đội quân phục vụ trong phủ chúa Trịnh vô cùng đông đảo, từ quan Chánh đường Hoàng Đình Bảo oai phong, các vị lương y của sáu cung hai viện đến
(Trích Thượng kinh kí sự)
Lê Hữu Trác
I. kiến thức cơ bản
1. Thể loại: Kí là một thể văn xuôi tự sự khá phát triển từ thời kì văn học trung đại. Tác phẩm kí thường có cốt truyện là sự thực cuộc sống. Người viết kí trung thành với sự thật, khai thác sự thật theo quan điểm cá nhân. Kí là thể văn xuôi tự sự có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự thực lịch sử và cảm xúc của người viết.
2. Lê Hữu Trác (1720 - 1791) là người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc Yên Mĩ, Hưng Yên. Thượng kinh kí sự là tập kí sự bằng chữ Hán của ông. Tập kí ghi lại chuyện tác giả lên kinh đô chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm từ ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1782) đến ngày trở về Hương Sơn ngày 2 tháng 11 năm đó.
Tác giả đang sống cuộc sống ẩn dật ở quê mẹ (Hương Sơn, Hà Tĩnh) thì có chỉ triệu ra Kinh chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm. Tác giả miễn cưỡng lên kinh. Ông đã ghi lại cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cả những tâm sự của bản thân trên đường đi. Đến kinh, vào khám bệnh, tác giả đã ghi lại tỉ mỉ quang cảnh Kinh đô và cảnh trong phủ chúa. Ông cũng ghi lại những cuộc gặp gỡ giao du của mình với công khanh nho sĩ chốn kinh thành. ở kinh đô ông luôn thương nhớ và mong trở về quê hương. Cuối cùng ông lên đường trở về quê nhà với tâm trạng hân hoan, ung dung. Về đến nhà được vài ngày, ông nhận được tin phủ chúa đã bị kiêu binh nổi loạn tràn vào phá phách, quan Chánh đường Hoàng Đình Bảo oai phong là thế đã bị kiêu binh giết chết.
3. Vào phủ chúa Trịnh là một đoạn trích đặc sắc của tác phẩm. Nó đã thể hiện khá đầy đủ những nét riêng trong cách viết kí của Lê Hữu Trác. Đoạn trích đã tái hiện chi tiết hành trình tác giả vào phủ Chúa để khám bệnh cho thế tử. Thế nhưng nội dung kể chuyện không đơn giản là tường thuật một cuộc khám bệnh.
Qua đoạn trích, tác giả đã tái hiện một phần bộ mặt xã hội phong kiến Việt Nam thời kì vua Lê chúa Trịnh. Triều định phong kiến nhà Lê đã đến ngày suy vong. Và chốn phủ chúa cũng đầy biểu hiện bệnh hoạn.
II. Rèn kĩ năng
1. Trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, tác giả đã dùng 4 lần từ thánh chỉ, ba lần chữ thánh thượng, và một lần chữ thánh thể. Các từ này được dùng chỉ chúa Trịnh Sâm (thánh chỉ, thánh thượng), và thế tử Trịnh Cán (thánh thể). Từ thánh vốn chỉ được dùng để chỉ vua, người có quyền lực cao nhất thời phong kiến. Việc dùng từ này để chỉ chúa Trịnh, tác giả đã ngầm nói rằng nhà Trịnh đã quá lộng quyền. Tác giả dùng cách nói này để mỉa mai, châm biếm chúa Trịnh và sự bù nhìn bạc nhược của nhà Lê.
2. Đội quân phục vụ trong phủ chúa Trịnh vô cùng đông đảo, từ quan Chánh đường Hoàng Đình Bảo oai phong, các vị lương y của sáu cung hai viện đến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Mạnh Tuyên
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)