Đề học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng việt
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Loan |
Ngày 10/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: Đề học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng việt thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
ơ
UBND Huyện vũ thư
Phòng giáo dục&ĐT
=====(((=====
đề khảo sát học sinh giỏi lớp 5
Năm học: 2008 - 2009
Môn: Tiếng Việt
=== ((( ===
(Học sinh nhìn tờ đề làm vào giấy kiểm tra - Thời gian học sinh làm bài 60 phút)
Câu 1:( 3điểm ).
A/ Điền chữ (tiếng) thích hợp bắt đầu bằng d, gi hoặc r vào chỗ trống :
a) Nam sinh ....... trong một ....... đình có truyền thống hiếu học .
b) Mấy bác thợ xây làm việc trên ...... giáo.
c) Bố mẹ ..... mãi, Nam mới chịu dậy tập thể ......
d) Ông ấy nuôi chó ...... để ..... nhà
e) Tớ vừa .... tờ báo ra, đang đọc ..... thì có khách.
B/ Có thể viết các câu như dưới đây được không ? Vì sao ?
a) Nam có 10 quyển sách vở.
b) Mẹ mua cho con 3 sách, mẹ nhé !
Câu 2: ( 2 điểm ).Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt khi tả cảnh bà con nông dân tuốt lúa dưới đêm trăng sáng, nhà thơ Nguyễn Duy viết:
Mảnh sân trăng lúa chất đầy Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình.
Theo em, ở dòng thơ thứ nhất, trong hai cách ngắt nhịp dưới đây:
- Mảnh sân / trăng lúa chất đầy
- Mảnh sân trăng / lúa chất đầy
Em chọn cách ngắt nhịp nào? Vì sao?
Câu 3: ( 6 điểm ). Khi viết văn miêu tả, người viết thường sử dụng cách nói nhân hóa (tức là gán cho vật những tình cảm, tính chất của người). Em hãy sử dụng cách nói nhân hóa để diễn đạt lại những ý dưới đây cho sinh động, gợi cảm (bằng một câu hoặc một số câu):
a) Chiếc lá vàng rơi từ trên cây xuống.
b) Con sông mùa lũ chảy nhanh ra biển.
c) Mấy con chim hót ríu rít trên cây.
d) Mỗi ngày, một tờ lịch bị bóc đi.
Câu 4: ( 8điểm ). Em hãy viết thêm phần mở đầu và phần diễn biến của câu chuyện cho phần kết thúc sau:
Mặt trời và gà trống
.........
Từ bấy trở đi, sáng sớm, mỗi khi gà trống cất tiếng gáy là mặt trời tươi cười hiện ra, phân phát ánh sáng cho mọi vật mọi người.
Họ và tên: ………………………………………SBD:……….
Chữ viết trình bày 1 điểm.
Hướng dẫn chấm Tiếng Việt 5.
Câu 1: 3 điểm .
a/ Học sinh điền đúng theo yêu cầu được 1đ. sai mỗi chỗ trừ 0,1 đ.
a) Nam sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học.
b) Mấy bác thợ xây làm việc trên giàn giáo.
c) Bố mẹ giục mãi, Nam mới chịu dậy tập thể dục.
d) Ông ấy nuôi chó dữ để giữ nhà.
e) Tớ vừa giở tờ báo ra, đang đọc dở thì có khách.
b/ ( 2 điểm )Học sinh trả lời được :ở câu a (Nam có 10 quyển sách vở), từ sách vở có nghĩa tổng hợp, nên không đứng sau từ quyển. Có thể sửa lại: Nam có 10 quyển sách. ở câu b (Mẹ mua cho con 3 sách, mẹ nhé!), từ sách không kết hợp trực tiếp với từ chỉ số lượng “ba”, trước từ sách thường có một danh từ chỉ loại, như: quyển, cuốn (tạo thành: quyển sách, cuốn sách). Có thể sửa lại: Mẹ mua cho con 3 quyển sách (hoặc: cuốn sách), mẹ nhé. Mỗi ý đúng được 1 diểm
Câu 2: 2 điểm. Học sinh phân tích được ý nghĩa của hai cách ngắt nhịp :
- Theo cách ngắt nhịp thứ nhất (Mảnh sân / trăng lúa chất đầy), câu thơ được hiểu: trên sân, cả lúa, cả ánh trăng đều “chất đầy”, đều tràn ngập. Cảnh tượng này vừa gợi sự no đủ, vừa gợi cảm giác thơ mộng. Cách ngắt nhịp thứ hai (Mảnh sân trăng / lúa chất đầy) thì gợi ở người đọc về một mảnh sân tràn ngập ánh trăng, lung linh huyền ảo, trên đó lúa chất đầy: 1,5đ.
- Do đó, cách ngắt nhịp thứ nhất được coi là hợp lý hơn: 0,5 đ
Câu 3: 6 điểm. HS viết đúng theo yêu cầu diễn đạt được theo ý đã cho
UBND Huyện vũ thư
Phòng giáo dục&ĐT
=====(((=====
đề khảo sát học sinh giỏi lớp 5
Năm học: 2008 - 2009
Môn: Tiếng Việt
=== ((( ===
(Học sinh nhìn tờ đề làm vào giấy kiểm tra - Thời gian học sinh làm bài 60 phút)
Câu 1:( 3điểm ).
A/ Điền chữ (tiếng) thích hợp bắt đầu bằng d, gi hoặc r vào chỗ trống :
a) Nam sinh ....... trong một ....... đình có truyền thống hiếu học .
b) Mấy bác thợ xây làm việc trên ...... giáo.
c) Bố mẹ ..... mãi, Nam mới chịu dậy tập thể ......
d) Ông ấy nuôi chó ...... để ..... nhà
e) Tớ vừa .... tờ báo ra, đang đọc ..... thì có khách.
B/ Có thể viết các câu như dưới đây được không ? Vì sao ?
a) Nam có 10 quyển sách vở.
b) Mẹ mua cho con 3 sách, mẹ nhé !
Câu 2: ( 2 điểm ).Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt khi tả cảnh bà con nông dân tuốt lúa dưới đêm trăng sáng, nhà thơ Nguyễn Duy viết:
Mảnh sân trăng lúa chất đầy Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình.
Theo em, ở dòng thơ thứ nhất, trong hai cách ngắt nhịp dưới đây:
- Mảnh sân / trăng lúa chất đầy
- Mảnh sân trăng / lúa chất đầy
Em chọn cách ngắt nhịp nào? Vì sao?
Câu 3: ( 6 điểm ). Khi viết văn miêu tả, người viết thường sử dụng cách nói nhân hóa (tức là gán cho vật những tình cảm, tính chất của người). Em hãy sử dụng cách nói nhân hóa để diễn đạt lại những ý dưới đây cho sinh động, gợi cảm (bằng một câu hoặc một số câu):
a) Chiếc lá vàng rơi từ trên cây xuống.
b) Con sông mùa lũ chảy nhanh ra biển.
c) Mấy con chim hót ríu rít trên cây.
d) Mỗi ngày, một tờ lịch bị bóc đi.
Câu 4: ( 8điểm ). Em hãy viết thêm phần mở đầu và phần diễn biến của câu chuyện cho phần kết thúc sau:
Mặt trời và gà trống
.........
Từ bấy trở đi, sáng sớm, mỗi khi gà trống cất tiếng gáy là mặt trời tươi cười hiện ra, phân phát ánh sáng cho mọi vật mọi người.
Họ và tên: ………………………………………SBD:……….
Chữ viết trình bày 1 điểm.
Hướng dẫn chấm Tiếng Việt 5.
Câu 1: 3 điểm .
a/ Học sinh điền đúng theo yêu cầu được 1đ. sai mỗi chỗ trừ 0,1 đ.
a) Nam sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học.
b) Mấy bác thợ xây làm việc trên giàn giáo.
c) Bố mẹ giục mãi, Nam mới chịu dậy tập thể dục.
d) Ông ấy nuôi chó dữ để giữ nhà.
e) Tớ vừa giở tờ báo ra, đang đọc dở thì có khách.
b/ ( 2 điểm )Học sinh trả lời được :ở câu a (Nam có 10 quyển sách vở), từ sách vở có nghĩa tổng hợp, nên không đứng sau từ quyển. Có thể sửa lại: Nam có 10 quyển sách. ở câu b (Mẹ mua cho con 3 sách, mẹ nhé!), từ sách không kết hợp trực tiếp với từ chỉ số lượng “ba”, trước từ sách thường có một danh từ chỉ loại, như: quyển, cuốn (tạo thành: quyển sách, cuốn sách). Có thể sửa lại: Mẹ mua cho con 3 quyển sách (hoặc: cuốn sách), mẹ nhé. Mỗi ý đúng được 1 diểm
Câu 2: 2 điểm. Học sinh phân tích được ý nghĩa của hai cách ngắt nhịp :
- Theo cách ngắt nhịp thứ nhất (Mảnh sân / trăng lúa chất đầy), câu thơ được hiểu: trên sân, cả lúa, cả ánh trăng đều “chất đầy”, đều tràn ngập. Cảnh tượng này vừa gợi sự no đủ, vừa gợi cảm giác thơ mộng. Cách ngắt nhịp thứ hai (Mảnh sân trăng / lúa chất đầy) thì gợi ở người đọc về một mảnh sân tràn ngập ánh trăng, lung linh huyền ảo, trên đó lúa chất đầy: 1,5đ.
- Do đó, cách ngắt nhịp thứ nhất được coi là hợp lý hơn: 0,5 đ
Câu 3: 6 điểm. HS viết đúng theo yêu cầu diễn đạt được theo ý đã cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Loan
Dung lượng: 44,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)