De hoc sinh gioi

Chia sẻ bởi Trần Văn An | Ngày 25/04/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: de hoc sinh gioi thuộc Vật lý 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ LỚP 12
HÀ NỘI Năm học 2011-2012

Môn thi: Hoá học
Ngày thi: 18 – 10 – 2011
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi gồm 2 trang)
Câu I (2,5 điểm)
1/ Đơn chất X ở dạng bột màu đỏ, khi đun nóng X với HNO3 đặc tạo ra chất khí T màu nâu đỏ và dung dịch Z. Tuỳ theo lượng NaOH cho vào dung dịch Z người ta thu được muối Z1, Z2 hoặc Z3. Cho khí T tác dụng với dung dịch KOH thu được dung dịch chứa 2 muối. X là chất gì? Viết các phương trình hoá học.
2/ Khí CO2 tan trong nước tạo thành dung dịch axit cacbonic, khi đó tồn tại các cân bằng
CO2(khí) + H2O(lỏng) H2CO3 (dung dịch) (1)
H2CO3 (dung dịch) H+ + HCO3- (2)
HCO3- H+ + CO32- (3)
Lượng CO2 (hoà tan) thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau (có giải thích)
Đun nóng dung dịch trên.
Thêm dung dịch HCl vào dung dịch trên.
Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch trên.
3/ Cho a mol photphin vào một bình kín có dung tích không đổi. Nâng nhiệt độ lên 6410C, phản ứng hoá học xảy ra theo phương trình : 4PH3(k) P4(k) + 6H2(k). Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng, khối lượng mol trung bình của hỗn hợp khí là 21,25 g/mol và áp suất bình phản ứng là P. Tính P biết phản ứng trên có hằng số cân bằng KC là 3,73.10-4.

Câu II (2,75 điểm)
1/ Hoà tan hoàn toàn m gam bột nhôm trong dung dịch chứa HCl và HNO3 thu được 3,36 lít hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, dung dịch còn lại chí chứa muối của cation Al3+. Đem toàn bộ lượng hỗn hợp khí Y trộn với 1 lít oxi thu được 3,688 lít hỗn hợp gồm 3 khí. Biết thể tích các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn và khối lượng của hỗn hợp khí Y nhỏ hơn 2 gam. Tìm m.
2/ Cho 38,6 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và FeCO3 vào một bình không chứa khí. Nung bình điến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 9,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm ba chất khí và chất rắn Z.
Viết các phương trình hoá học và tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
Nếu cho toàn bộ lượng Z tác dụng với lượng dư khí CO nung nóng thu được chất rắn G, hoà tan G trong dung dịch HBr dư rồi cô cạn được chất rắn khan T, Cho T tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Viết các phương trình hoá học và tính V.

Câu III (3,25 điểm)
1/ Nguyên tử nguyên tố R có tổng số electron ở các phân lớp s là 7.
Viết cấu hình electron nguyên tử của R, Xác định tên nguyên tố R.
Với R có phân lớp 3d đã bão hoà, hoà tan hoàn toàn m gam một oxit của R trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng sinh ra 0,56 lít (đktc) khí SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Hấp thụ toàn bộ lượng khí SO2 trên vào 2 lít dung dịch KMnO4 thu được dung dịch T (coi thể tích không thay đổi).
Viết các phương trình hoá học và tìm m.
Biết lượng KMnO4 phản ứng vừa đủ, tính nồng độ mol/l của dung dịch KMnO4 đã dùng.
Tính pH của dung dịch T. Biết axit H2SO4 có Ka1 = ∞; Ka2 = 10-2.
2/ Hai nguyên tố phi kim X và Y có các oxit thường gặp là XOn, XOm, YOm và YO3 ( với n, m là các số nguyên dương và đều nhỏ hơn 3). Hỗn hợp Q gồm a mol XOn và b mol XOm có khối lượng mot trung bình là 40 gam/mol. Hỗn hợp R gồm b mol XOn và a mol XOm có khối lượng mol trung bình là 32 gam/mol. Tỉ khối của YO3 trên YOm là 1,25.
Xác định các chỉ số n, m và tỉ số a/b, biết aXác định các nguyên tố X, Y và các oxit của chúng.

Câu IV (4,75 điểm)
1/ Khi clo hoá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn An
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)