ĐỀ HKI VP HDC

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Bình | Ngày 26/04/2019 | 97

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ HKI VP HDC thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11


Phần
Câu
Nội dung
Điểm

I
(3,0đ)
1
Những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự sự, nghị luận, miêu tả.
0,5


2
- Nội dung chính được đề cập đến trong văn bản:Cách nhìn nhận, đánh giá một sự việc, một con người.
- Đặt nhan đề khác cho văn bản: Bài học từ người thầy/ Bài học về cách đánh giá con người/ Những vệt đen trên tờ giấy trắng…
Lưu ý: HS có thể có những cách trả lời khác nhưng nếu đúng ý, phù hợp vẫn cho điểm tối đa.
0,5

0,5


3
Ý nghĩa ẩn dụ của hình ảnh “vết đen”: chỉ những sai lầm, thiếu sót, hạn chế… mà mỗi chúng ta đều có thể mắc phải.
0,5


4
Việc chỉ “chú tâm đến những lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác mà quên đi những phẩm chất tốt đẹp của họ” thể hiện một cách đánh giá con người chủ quan, phiến diện, thiếu đi sự độ lượng, bao dung cần thiết để nhìn nhận, đánh giá người khác một cách toàn diện.
Lưu ý: HS có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng nếu đúng ý vẫn cho điểm tối đa.
1,0

II
(7,0đ)
1
Viết đoạn văn nghị luận bàn về lời khuyên của người thầy trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Khi phải đánh giá một sự việc hay một con người, thầy mong các em đừng quá chú trọng vào vết đen mà hãy nhìn ra tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch mà ta có thể viết lên đó những điều có ích cho đời
2,0



a. Yêu cầu về hình thức: Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn và đảm bảo dung lượng khoảng 100 chữ, tránh viết quá ngắn hoặc quá dài so với quy định.
0,5



b. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần bày tỏ được những suy nghĩ đúng đắn, tích cực trên cơ sở hiểu đúng thông điệp từ lời khuyên của thầy giáo. Dưới đây là những gợi ý cơ bản:
- Giải thích:
Thông điệp từ lời khuyên của thầy giáo: Khi đánh giá một con người không nên quá chú ý vào những sai lầm, thiếu sót mà cần biết trân trọng những điều tốt đẹp, biết nhìn thấy trong tâm hồn mỗi người đều còn những khoảng trống để từ đó có thể tạo dựng, vun đắp, hoàn thiện nhân cách.
- Bình luận:
Lời khuyên của thầy giáo đưa ra một bài học đúng đắn và giàu tính nhân văn, bởi:
+ Cách đánh giá chỉ “chú trọng vào những vệt đen” mà không biết trân trọng “nhiều mảng sạch” là cách đánh giá quá khắt khe, không toàn diện, thiếu công bằng, không thể có được cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về một con người.
+ Con người không ai không có những thiếu sót, sai lầm, bởi vậy biết nhìn ra “tờ giấy trắng với nhiều mảng sạch” để có thể “viết lên đó những điều có ích cho đời” sẽ tạo cơ hội cho mỗi người sửa chữa sai lầm, có động lực, cơ hội hoàn thiện bản thân đồng thời giúp chúng ta biết sống nhân ái, yêu thương, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn.
- Liên hệ bản thân:…





0,25





1,0











0,25


2
Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương.
5,0



a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận văn học có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần tập trung phân tích để làm rõ những diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình (cũng chính là tác giả) trong bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là những gợi ý cơ bản:




* Giới thiệu khái quát:
Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ Tự tình II.
* Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ:
- Tâm trạng cô đơn, buồn tủi, xót xa vì cuộc đời bất hạnh, duyên phận hẩm hiu. (Bốn câu đầu)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)