Đề-gợi ý Địa CĐ 2014

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Sơn | Ngày 26/04/2019 | 151

Chia sẻ tài liệu: Đề-gợi ý Địa CĐ 2014 thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:

Google: thcs nguyen van troi q2
Hoặc thầy Hoàng Sơn – để xem tuyển tập đề thi ĐH-CĐ các năm
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2014
Môn: ĐỊA LÍ. Khối : C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (3,0 điểm)
Trình bày vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam. Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta về mặt an ninh quốc phòng
Nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất ở nước ta
Câu II (2,0 điểm):
Trình bày cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta. Tại sao công nghiệp lại phân bổ thưa thớt ở trung du và miền núi.
Câu III (2,0 điểm)
Phân tích các thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. Tại sao vùng này cần kết hợp khai thác với bảo vệ vốn rừng ?
Câu IV (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu
DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm
2005
2008
2010

Đồng bằng sông Hồng
1139
1110
1105

Đồng bằng sông Cửu Long
3826
3859
3946

(Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam 2011, NXB Thống Kê, 2012)
a/ Vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm.
b/ Nhận xét diện tích lúa cả năm của hai vùng trên từ biểu đồ đã vẽ và giải thích.
BÀI GIẢI GỢI Ý

Câu I:
1. Trình bày vùng nội thủy và lãnh hải của Việt Nam. Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta về mặt an ninh quốc phòng
Trả lời :
- Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Ngày 12-11-1982, Chính phủ nước ta đã ra tuyên bố quy định đường cơ sở ven bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Vùng nội thủy cũng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
- Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí. Ranh giới của lãnh hải (được xác định bởi các đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan) chính là đường biên giới quốc gia trên biển
- Đây là hai quần đảo lớn xa bờ của nước ta, có nhiều chứng cứ lịch sử chứng minh thuộc chủ quyền của nước ta từ rất lâu, có ý nghĩa rất lớn đối với an ninh quốc phòng. Hai quần đảo này tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đát liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất ở nước ta
- Đối với đất vùng đồi núi để hạn chế xói mòn đất phải áp dụng các biện pháp:
+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lý: làm ruộng bậc thang, trong cây theo băng.
+ Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp. Bảo vệ rừng, đất rừng, ngăn chặn nạn du canh du cư, định canh cho dân cư miền núi.
- Đối với đất nông nghiệp vốn đã ít nên:
+ Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích.
+ Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống bạc màu.
+ Cần canh tác hợp lý, glây, nhiễm mặn nhiễm phèn.
+ Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất, hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.
Câu II:
Trình bày cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ của nước ta.
Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
- Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa theo các hướng với các cụm chuyên môn hoá:
+ Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than , cơ khí, vật liệu xây dựng
+ Đáp Cầu- Bắc Giang: phân hoá
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)