ĐỀ GK I-ĐÁP AN (KT CÁP TH)
Chia sẻ bởi Phạm Lan Hương |
Ngày 10/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ GK I-ĐÁP AN (KT CÁP TH) thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT TAM ĐIỆP
TRƯỜNG TH ĐÔNG SƠN
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Tiếng Việt lớp 5
Năm học 2010 - 2011
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng ( 5 điểm)
HS đọc một trong các bài tập đọc tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 ( Thời gian đọc 1 phút và trả lời câu hỏi trong SGK do GV tự chọn.
II. Đọc hiểu ( 5 điểm):
Đọc thầm bài sau rồi trả lời các câu hỏi( khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng) và làm bài tập
Tôi thường về quê vào cuối xuân. Đầu tôi đội cái mũ bấc bọc vải đỏ, chân đi giày tây cao cổ. Tấm áo lĩnh đen bóng lót vải hoa vàng. Cái áo tết ấy thật quý, bởi bà ngoại tôi hay nói rằng: “Áo này hàng sa tây lót màu vàng anh Thượng Hải dệt hoa đại đoá”. Tôi sung sướng đỏ cả hai tai mỗi khi tôi được xỏ hai bàn tay ếch vào cánh áo rộng lụng thụng.
Chúng tôi rẽ vào trong cánh đồng. Làng tôi ở cuối xã, bên cạnh bờ tre là một vệt đê dài. Trên con đường gập ghềnh băng qua cánh đồng mùa xuân, u tôi kể cho tôi biết những tên gò, đống, làng xóm xung quanh. Ngay lối gần nhất là cầu Chim. Lối kia rẽ về Nga My, làng Nga My có cái chợ Mai họp ven sông. Ngang trước mặt, luỹ tre chạy tiếp ra đường cái tây là làng Kim Bài.
Đến cầu Ngồ, rồi Ba Cây, rồi Một Cây. Những gốc muỗm thực lão, cành lá xum xuê. Đã ngó được những mặt ao lấp lánh sáng. Cái tường đất xù xì dưới luỹ tre hiện ra. Tôi đã ngửi được mùi đất quen thuộc. Quen thuộc lắm, chỉ thoáng qua là biết sắp về đến quê. Ờ mà lạ. Không bao giờ tôi biết phân biệt được rõ ràng cái hương vị phảng phất kì dị ấy. Nó thoang thoảng trong cánh đồng hoặc vẩn vơ trong rặng ô rô xanh rì. Tưởng như đấy là mùi cỏ khô, mùi đất ải, mùi khói rơm bếp. Không phải, đích thị nó là mùi lá muỗm nấu lẫn với lá vối, mùi rau nhảy, mùi lá trang, mùi lá cải, mùi cỏ bồ mùng, mùi mái rạ chuồng bò. Cơ chừng chẳng rõ là mùi gì. Nó là tất cả, từ mùi tóc hôi trên đầu đứa trẻ cho tới mùi nõn cỏ gấu đắng mới nở, hương đồng cỏ nội hoà vào nhau, bốc trên một miền quê. Cái mùi quê đặc biệt, mỗi khi về đến làng là thoảng biết.
( Theo Tô Hoài)
1. Nên chọn tên nào cho bài văn ?
A. Làng tôi
B. Quê tôi
C. Về quê
D. Hương đồng quê
2. Cảnh vật làng quê hiện lên dưới cái nhìn của ai ?
A. Một nhà báo, lần đầu đến làng.
B. Một đứa trẻ sống xa quê, thỉnh thoảng mới về thăm quê.
C. Một người xa quê lâu ngày.
3. Ý chính đoạn 3 ( Đến cầu Ngồ.... là thoảng biết) là:
A. Cảnh vật và cảm giác khi bắt đầu vào làng
B. Giới thiệu nhân vật khi về thăm quê
C. Cảnh cánh đồng trước khi vào làng
4. Tại sao nhân vật “tôi” không bao giờ phân biệt được rõ ràng “cái hương vị phảng phất kì dị ấy” ?
A. Vì không quen mùi này.
B. Vì nó chẳng rõ ràng là mùi gì .
C. Vì nó là tổng hợp tất cả các mùi ở làng quê.
5. Dòng nào dưới đây có một sự vật không phải là sự vật quen thuộc ở làng quê thời xưa ?
A. Cánh đồng, gò, đống, làng xóm, ao, luỹ tre, gốc muỗm già, rặng ô rô, cỏ khô, đất ải, rơm rạ, chuồng bò, cỏ gấu.
B. Cánh đồng, gò, đống, làng xóm, ao, luỹ tre, gốc muỗm già, rặng ô rô, cỏ khô, đất ải, lá vối, rơm rạ, chuồng bò, cỏ gấu.
C. Giày tây cao cổ, cánh đồng, gò, đống, làng xóm, ao, luỹ tre, gốc muỗm già, rặng ô rô, cỏ khô, đất ải, rơm rạ, chuồng bò, cỏ gấu.
6. Thành ngữ Hương đồng cỏ nội có nghĩa là gì ? Chọn câu trả lời đúng nhất?
A. Mùi của đồng ruộng
B. Mùi của đồng ruộng và cỏ cây
C. Cảnh vật và hương vị của làng quê nói chung
7. Dòng nào giải nghĩa đúng từ xum xuê ?
A. (cây cối) có nhiều cành lá rậm rạp, tươi tốt.
B. ( cây cối) sai quả
TRƯỜNG TH ĐÔNG SƠN
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
Môn: Tiếng Việt lớp 5
Năm học 2010 - 2011
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng ( 5 điểm)
HS đọc một trong các bài tập đọc tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 ( Thời gian đọc 1 phút và trả lời câu hỏi trong SGK do GV tự chọn.
II. Đọc hiểu ( 5 điểm):
Đọc thầm bài sau rồi trả lời các câu hỏi( khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng) và làm bài tập
Tôi thường về quê vào cuối xuân. Đầu tôi đội cái mũ bấc bọc vải đỏ, chân đi giày tây cao cổ. Tấm áo lĩnh đen bóng lót vải hoa vàng. Cái áo tết ấy thật quý, bởi bà ngoại tôi hay nói rằng: “Áo này hàng sa tây lót màu vàng anh Thượng Hải dệt hoa đại đoá”. Tôi sung sướng đỏ cả hai tai mỗi khi tôi được xỏ hai bàn tay ếch vào cánh áo rộng lụng thụng.
Chúng tôi rẽ vào trong cánh đồng. Làng tôi ở cuối xã, bên cạnh bờ tre là một vệt đê dài. Trên con đường gập ghềnh băng qua cánh đồng mùa xuân, u tôi kể cho tôi biết những tên gò, đống, làng xóm xung quanh. Ngay lối gần nhất là cầu Chim. Lối kia rẽ về Nga My, làng Nga My có cái chợ Mai họp ven sông. Ngang trước mặt, luỹ tre chạy tiếp ra đường cái tây là làng Kim Bài.
Đến cầu Ngồ, rồi Ba Cây, rồi Một Cây. Những gốc muỗm thực lão, cành lá xum xuê. Đã ngó được những mặt ao lấp lánh sáng. Cái tường đất xù xì dưới luỹ tre hiện ra. Tôi đã ngửi được mùi đất quen thuộc. Quen thuộc lắm, chỉ thoáng qua là biết sắp về đến quê. Ờ mà lạ. Không bao giờ tôi biết phân biệt được rõ ràng cái hương vị phảng phất kì dị ấy. Nó thoang thoảng trong cánh đồng hoặc vẩn vơ trong rặng ô rô xanh rì. Tưởng như đấy là mùi cỏ khô, mùi đất ải, mùi khói rơm bếp. Không phải, đích thị nó là mùi lá muỗm nấu lẫn với lá vối, mùi rau nhảy, mùi lá trang, mùi lá cải, mùi cỏ bồ mùng, mùi mái rạ chuồng bò. Cơ chừng chẳng rõ là mùi gì. Nó là tất cả, từ mùi tóc hôi trên đầu đứa trẻ cho tới mùi nõn cỏ gấu đắng mới nở, hương đồng cỏ nội hoà vào nhau, bốc trên một miền quê. Cái mùi quê đặc biệt, mỗi khi về đến làng là thoảng biết.
( Theo Tô Hoài)
1. Nên chọn tên nào cho bài văn ?
A. Làng tôi
B. Quê tôi
C. Về quê
D. Hương đồng quê
2. Cảnh vật làng quê hiện lên dưới cái nhìn của ai ?
A. Một nhà báo, lần đầu đến làng.
B. Một đứa trẻ sống xa quê, thỉnh thoảng mới về thăm quê.
C. Một người xa quê lâu ngày.
3. Ý chính đoạn 3 ( Đến cầu Ngồ.... là thoảng biết) là:
A. Cảnh vật và cảm giác khi bắt đầu vào làng
B. Giới thiệu nhân vật khi về thăm quê
C. Cảnh cánh đồng trước khi vào làng
4. Tại sao nhân vật “tôi” không bao giờ phân biệt được rõ ràng “cái hương vị phảng phất kì dị ấy” ?
A. Vì không quen mùi này.
B. Vì nó chẳng rõ ràng là mùi gì .
C. Vì nó là tổng hợp tất cả các mùi ở làng quê.
5. Dòng nào dưới đây có một sự vật không phải là sự vật quen thuộc ở làng quê thời xưa ?
A. Cánh đồng, gò, đống, làng xóm, ao, luỹ tre, gốc muỗm già, rặng ô rô, cỏ khô, đất ải, rơm rạ, chuồng bò, cỏ gấu.
B. Cánh đồng, gò, đống, làng xóm, ao, luỹ tre, gốc muỗm già, rặng ô rô, cỏ khô, đất ải, lá vối, rơm rạ, chuồng bò, cỏ gấu.
C. Giày tây cao cổ, cánh đồng, gò, đống, làng xóm, ao, luỹ tre, gốc muỗm già, rặng ô rô, cỏ khô, đất ải, rơm rạ, chuồng bò, cỏ gấu.
6. Thành ngữ Hương đồng cỏ nội có nghĩa là gì ? Chọn câu trả lời đúng nhất?
A. Mùi của đồng ruộng
B. Mùi của đồng ruộng và cỏ cây
C. Cảnh vật và hương vị của làng quê nói chung
7. Dòng nào giải nghĩa đúng từ xum xuê ?
A. (cây cối) có nhiều cành lá rậm rạp, tươi tốt.
B. ( cây cối) sai quả
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Lan Hương
Dung lượng: 62,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)