Đề giao lưu học sinh giỏi cấp huyện lớp 7

Chia sẻ bởi Bùi Thị Bình | Ngày 17/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Đề giao lưu học sinh giỏi cấp huyện lớp 7 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC TX CHÍ LINH ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI 7
TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút
( Đề này gồm 03 câu, 01trang)


Câu 1 (2điểm): Mở đầu bài thơ “Bánh trôi nước”, Hồ Xuân Hương đã sử dụng rất khéo léo môtip mở đầu quen thuộc của chùm ca dao “thân em”. Hãy nêu cảm nhận về sự sáng tạo độc đáo của bà trong cách mở đầu này.
Câu 2 (2điểm): Cha ông ta vẫn dạy rằng:
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
Từ lời nói của cha ông xưa, em hãy nghĩ về tình cảm thầy trò trong xã hội ngày nay.
Câu 3 (6điểm): Khi đọc truyện ngắn “ Sống chết mặc bay”- Phạm Duy Tốn có ý kiến cho rằng: “ Quan phụ mẫu không đánh đập, ăn của đút của dân mà vẫn là một kẻ lòng lang dạ thú”. Em có suy nghĩ gì về nhận xét trên?
------------Hết----------

PGD TX CHÍ LINH HD CHẤM BÀI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI 7
TRƯỜNG THCS VĂN ĐỨC MÔN: NGỮ VĂN
  (hướng dẫn chấm  gồm 02 trang)
                                                    
Câu
Đáp án
Điểm

1
(2 điểm)
Học sinh nêu cảm nhận của mình về sự sáng tạo độc đáo của Hồ Xuân Hương trong bài thơ “Bánh trôi nước” so với cách mở đầu quen thuộc trong ca dao.


+ Cũng là cách mở đầu quen thuộc bằng cụm từ “thân em” – gợi lên hình ảnh của người phụ nữ nhỏ bé, dịu dàng, tội nghiệp, đáng thương.
0,5 Điểm


- Sự vận dụng sáng tạo của Hồ Xuân Hương:
+ Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ để người phụ nữ hóa thân vào hình tượng chiếc bánh trôi để diễn tả sâu sắc hơn số phận nổi chìm, thân phận phụ thuộc của người phụ nữ.
0,5 điểm


+ Đồng thời thêm trân trọng, khâm phục vẻ đẹp, nghị lực, khát vọng vươn lên để khẳng định giá trị của mình. Hồ Xuân Hương đã thể hiện cá tính sáng tạo và tinh thần đấu tranh chống lại số phận, chống lại xã hội phong kiến nam quyền qua cách mở đầu sáng tạo của mình.
 1 Điểm

2
(2 điểm)
Yêu cầu:
- Hình thức: Đoạn văn nghị luận.
- Yêu cầu: từ câu nói dân gian, bày tỏ suy nghĩ của mình về tình cảm thày trò trong xã hội hiện đại.



 - Giải thích ý nghĩa cơ bản của câu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
Dịch nghĩa: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”
Câu thành ngữ đề cao vai trò của người thầy, sự kính trọng và yêu quý của học trò đối với người thầy.

0,5 điểm


- Giải thích “Vì sao phải tôn trọng người thầy?”
Người thày dạy ta kiến thức; lễ nghĩa; phép tắc; cách xử thế; văn hóa; đạo đức; cách làm người. Vì thế phải tôn trọng thày dạy mình.
0,5 điểm


- Bày tỏ suy nghĩ về tình cảm thầy trò trong xã hội hiện đại.
+ Thực hiện theo lời của người xưa. Truyền thống được phát huy với nhiều hành động thiết thực. (Chứng minh).
+ Những hành động vô lễ, thiếu đạo đức, thiếu tôn trọng người thầy. Chứng minh và phê phán.
- Khẳng định lại thái độ của mình.
1 điểm

Câu 3
(6 điểm)
* Yêu cầu:
- Kiểu bài: Nghị luận chứng minh 1 vấn đề văn học.
- Nội dung: Chứng minh viên quan phụ mẫu là kẻ lòng lang dạ thú.



Dàn bài:
Mở bài- Giới thiệu về tác giả Phạm Duy Tốn và văn bản “Sống chết mặc bay”.
- Giới thiệu về viên quan phụ mẫu.
0,5điểm


Thân bài:
- Tình huống xuất hiện: Khi mưa ngày càng lớn, nước dâng ngày càng cao, nguy cơ đê vỡ. Nhân dân đang vất vả hộ đê. Trong tình cảnh nguy cấp đó, nhân dân cần có quan đôn đốc giữ đê, cùng nhân dân hộ đê để thấy trách nhiệm của quan nhưng trong tình huống ấy, quan say sưa chơi bài.
0,5 điểm


*Khi đê sắp vỡ:
- Nhân dân đang đối mặt với nguy cơ đê vỡ, mất hết tài sản - quan đang vững chãi trong đình, hưởng thụ cảnh sang trọng, giàu có, phú quý, sa hoa, hưởng thụ cuộc sống thần tiên.
- Trong khi nhân dân đang nhốn nháo, thảm hại đối
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)