đề dự thảo HS giỏi huyện

Chia sẻ bởi võ văn hải | Ngày 18/10/2018 | 85

Chia sẻ tài liệu: đề dự thảo HS giỏi huyện thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI DỰ THẢO HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN HÓA HỌC
THỜI GIAN: 120 PHÚT
Câu 1: ( 4 điểm ) Cho sơ đồ phản ứng sau:
NaC1 → B1 → B2 → B3 → B4 → B5 → B6 → B7 → ( B2 + FeCl2 )
Thay các chất B1 , B2 , B3 , B4 , B5 , B6 , B7 bằng các chất vô cơ khác nhau để phù hợp với sự chuyển hóa sơ đồ trên và viết các phương trình phản ứng.
Câu 2:
a. ( 1 điểm) Tại sao khi sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi,... lại gây ô nhiễm môi trường? Nêu biện pháp chống ô nhiễm và giải thích.
b. ( 2 điểm) Cho các dung dịch: Fe2(SO4)3 , FeSO4 , Al2(SO4)3 , NaC1 . Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất, hãy nhận biết các dung dịch trên ? Viết phương trình phản ứng ( nếu có ).
Câu 3: ( 2 điểm) Có hỗn hợp X gồm các chất: FeO, CuO, Cu, Fe, Ag. Hãy trình bày phương pháp thu hồi Ag tinh khiết từ hỗn hợp trên ? Viết các phương trình phản ứng.
Câu 4:(2 điểm)
Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10g trong 250g dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.
Viết phương trình hóa học
b) Tìm khối lượng của vật sau phản ứng.
Câu 5: (2 điểm)
Khi đưa 528g dung dịch KNO3 bão hòa ở 210C lên 800C thì phải thêm vào bao nhiêu gam KNO3 để dung dịch vẫn bảo hòa? Biết độ tan của KNO3 ở 210C là 32g và ở 800C là 170g
Câu 6: (2 điểm) Hai học sinh, trong giờ thực hành làm 2 thí nghiệm:
Học sinh 1: Lấy dung dịch chứa 20g NaOH phản ứng với dung dịch chứa 18,25g HCl.
Học sinh 2: Lấy dung dịch chứa 7,49g Ca(OH)2 phản ứng với dung dịch chứa 3,65g HCl. Sau đó cả 2 học sinh đều cho quỳ tím vào dung dịch thu được. Hỏi dung dịch nào làm quỳ tím đổi màu? Giải thích.
Câu 7:( 2 điểm)
Trộn 30g dung dịch BaCl2 20,8% với 20g dung dịch H2SO4 19,6% thu được a gam kết tủa A, dung dịch B. Tính a và nồng độ % các chất trong dung dịch B. Tính khối lượng dung dịch NaOH 5M (D=1,2g/ml) cần dung để trung hòa vừa đủ dung dịch B.
Câu 8: (3 điểm)
Hòa tan 7 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại Al, Fe, Cu trong dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 1,5 gam chất rắn và 4,48 lit H2 (đktc)
Tính khối lượng H2SO4 tham gia phản ứng.
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Hết
Biết Cu=64, S=32, O=16, H=1, Cl=35,5 , Ba=137, Fe=56, Na=23, C=12, K=39, Ag=108, N=14, Ba=137, Al=27,.

ĐÁP ÁN
Câu 1: ( 4 điểm)
2NaCl + 2H2O ( 2NaOH + Cl2 + H2 ( 0.5 điểm)
( B1 )
2Fe + 3Cl2 ( 2 FeC13 ( 0.5 điểm)
( B2 )
FeC13 + 3AgNO3 ( Fe(NO3)3 + 3AgCl ( 0.5 điểm)
( B3 )
Fe(NO3)3 + 3 NaOH ( Fe(OH)3 + 3NaNO3 ( 0.5 điểm)
( B4 )
2Fe(OH)3 ( Fe2O3 + 3H2O ( 0.5 điểm)
(B5 )
Fe2O3 + 3H2 ( 2 Fe + 3H2O ( 0.5 điểm)
( B6 )
3Fe + 2O2 ( Fe3O4 ( 0.5 điểm)
( B7 )
Fe3O4 + 8HCl ( FeC12 + 2FeCl3 + 4H2O ( 0.5 điểm)
( B2 )
Câu 2:
a. ( 2 điểm)
Nguyên nhân gây ô nhiễm:
+ Khi đun, đốt than đã tác dụng với oxi, làm giảm lượng oxi trong không khí.
+ Sản phẩm của phản ứng cháy là khí CO2 , CO , SO2 , …gây độc.
+ Nhiệt lượng tỏa ra ở các phản ứng lớn. ( 0,5 điểm)
Cần chỉ ra được biện pháp tích cực
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: võ văn hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)