đe dap kiem tra 12
Chia sẻ bởi Manh Hong |
Ngày 27/04/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: đe dap kiem tra 12 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
SỞ GD & ĐT ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THPT MƯỜNG ẢNG
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I
Môn: Lịch sử 12
Năm học: 2009 - 2010
(Thời gian làm bài 45, không kể thời gian giao đề)
Đề 1
Câu 1 (4 điểm) Nêu hoàn cảnh lịch sử, nội dung và tác động đến sự hình thành trật tự thế giới “2 cực Ianta?
Câu 2 (3 điểm) Trình bày sự phát triển kinh tế Nhật từ 1952 – 1973. Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển “thần kì ” của kinh tế Nhật Bản?
Câu 3 (3 điểm) Xu thế toàn cầu hoá ngày nay được biểu hiện chủ yếu như thế nào? Vì sao toàn cầu hoá vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với Việt Nam?
*** Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm***
SỞ GD & ĐT ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THPT MƯỜNG ẢNG
HƯỚNG DẪN CHẤM 1 TIẾT HỌC KÌ I
Môn: Lịch sử 12
Năm học: 2009 - 2010
Đề 1
Câu 1: (4điểm)
* Hoàn cảnh (1 điểm)
- Chiến tranh thế giới thứ hai đi vào giai đoạn sắp kết thúc, một số vấn đề cấp bách đặt ra đòi hỏi các nước Đồng minh phải giải quyết: Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước PX, tổ chức lại t/g sau chiến tranh. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
- Hội nghị cấp cao với sự tham gia của LX, Mĩ, Anh…họp ở Ianta (2/1945)
* Nội dung cơ bản: (2,0 điểm)
- Xác định mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc CNPX Đức và CN quân phiệt Nhật. Chiến tranh kết thúc ở Châu Âu, LX sẽ tham chiến chống Nhật ở Châu Á.
- Thành lập tổ chức LHQ nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
- Thoả thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội PX, phân chia phạm vi chiếm đóng và khu vực ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á.
* Tác động: (0.5 điểm) Những quyết định của Hội nghị trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới “Trật tự 2 cực Ianta”.
Câu 2: (3,0 điểm)
* Sự phát triển kinh tế Nhật từ 1952 - 1973: (1,0 điểm)
- 1952 – 1960 kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh
- 1960 – 1973, kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì”, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm phần lớn là 2 con số(1960 – 1969 ), tuy có giảm nhưng vẫn đạt bình quân 7,8% (1970 – 1973).
- Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. Đứng thứ hai trong thế giới tư bản sau Mĩ.
* Nhân tố phát triển:(2 điểm)
- Con người được coi là nhân tố quyết định hàng đầu.
- Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
- Chế độ làm việc suốt đời hưởng lương theo thâm niên.
- Áp dụng các thành tựu của KHKT vào sản xuất.
- Chi phí cho quốc phòng thấp, chủ yếu tập trung vào phát triển kinh tế.
- Tận dụng các nhân tố bên ngoài để phát triển.
Câu 3: (3điểm)
* Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hoá (2 điểm)
- Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tê
- Sự phát triển to lớn của các công ty, chương trình xuyên quốc gia
- Sự sáp nhập, hợp nhất các công ty thành những tập đoàn khổng lồ.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế, khu vực.
* Toàn cầu hoá vừa là thời cơ và thách thức đối với Việt Nam (1 điểm)
- Thời cơ: tạo điều kiện cho việc hợp tác, tham gia các liên minh kinh tế, chiếm lĩnh thị trường, tiếp thu thành tựu KHCN tiên tiến, tận dụng vốn, học tập kinh nghiệm quản lí…
- Thách thức: phải cố gắng rất lớn trong cạnh tranh kinh tế, nếu bỏ lỡ thời sẽ bị tụt hậu, phải giữ gìn bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của quốc…
TRƯỜNG THPT MƯỜNG ẢNG
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I
Môn: Lịch sử 12
Năm học: 2009 - 2010
(Thời gian làm bài 45, không kể thời gian giao đề)
Đề 1
Câu 1 (4 điểm) Nêu hoàn cảnh lịch sử, nội dung và tác động đến sự hình thành trật tự thế giới “2 cực Ianta?
Câu 2 (3 điểm) Trình bày sự phát triển kinh tế Nhật từ 1952 – 1973. Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển “thần kì ” của kinh tế Nhật Bản?
Câu 3 (3 điểm) Xu thế toàn cầu hoá ngày nay được biểu hiện chủ yếu như thế nào? Vì sao toàn cầu hoá vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với Việt Nam?
*** Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm***
SỞ GD & ĐT ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THPT MƯỜNG ẢNG
HƯỚNG DẪN CHẤM 1 TIẾT HỌC KÌ I
Môn: Lịch sử 12
Năm học: 2009 - 2010
Đề 1
Câu 1: (4điểm)
* Hoàn cảnh (1 điểm)
- Chiến tranh thế giới thứ hai đi vào giai đoạn sắp kết thúc, một số vấn đề cấp bách đặt ra đòi hỏi các nước Đồng minh phải giải quyết: Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước PX, tổ chức lại t/g sau chiến tranh. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
- Hội nghị cấp cao với sự tham gia của LX, Mĩ, Anh…họp ở Ianta (2/1945)
* Nội dung cơ bản: (2,0 điểm)
- Xác định mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc CNPX Đức và CN quân phiệt Nhật. Chiến tranh kết thúc ở Châu Âu, LX sẽ tham chiến chống Nhật ở Châu Á.
- Thành lập tổ chức LHQ nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
- Thoả thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội PX, phân chia phạm vi chiếm đóng và khu vực ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á.
* Tác động: (0.5 điểm) Những quyết định của Hội nghị trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới “Trật tự 2 cực Ianta”.
Câu 2: (3,0 điểm)
* Sự phát triển kinh tế Nhật từ 1952 - 1973: (1,0 điểm)
- 1952 – 1960 kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh
- 1960 – 1973, kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì”, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm phần lớn là 2 con số(1960 – 1969 ), tuy có giảm nhưng vẫn đạt bình quân 7,8% (1970 – 1973).
- Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới. Đứng thứ hai trong thế giới tư bản sau Mĩ.
* Nhân tố phát triển:(2 điểm)
- Con người được coi là nhân tố quyết định hàng đầu.
- Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
- Chế độ làm việc suốt đời hưởng lương theo thâm niên.
- Áp dụng các thành tựu của KHKT vào sản xuất.
- Chi phí cho quốc phòng thấp, chủ yếu tập trung vào phát triển kinh tế.
- Tận dụng các nhân tố bên ngoài để phát triển.
Câu 3: (3điểm)
* Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hoá (2 điểm)
- Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tê
- Sự phát triển to lớn của các công ty, chương trình xuyên quốc gia
- Sự sáp nhập, hợp nhất các công ty thành những tập đoàn khổng lồ.
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế, khu vực.
* Toàn cầu hoá vừa là thời cơ và thách thức đối với Việt Nam (1 điểm)
- Thời cơ: tạo điều kiện cho việc hợp tác, tham gia các liên minh kinh tế, chiếm lĩnh thị trường, tiếp thu thành tựu KHCN tiên tiến, tận dụng vốn, học tập kinh nghiệm quản lí…
- Thách thức: phải cố gắng rất lớn trong cạnh tranh kinh tế, nếu bỏ lỡ thời sẽ bị tụt hậu, phải giữ gìn bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của quốc…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Manh Hong
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)