Đề, đáp án vào 10 Chuyên Thái Bình 2016 - 2017

Chia sẻ bởi Nguyễn Toàn | Ngày 27/04/2019 | 72

Chia sẻ tài liệu: Đề, đáp án vào 10 Chuyên Thái Bình 2016 - 2017 thuộc Hóa học 10

Nội dung tài liệu:

SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH



Đề gồm 02 trang
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN THÁI BÌNH
Năm học 2016 - 2017
MÔN THI : HÓA HỌC
(Dành cho thí sinh thi môn chuyên Hóa học)
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)


Cho các số liệu sau:

Kí hiệu
H
C
N
O
S
Cl
Br
Na
Al
Ca
Fe
Cu
Zn
Ag
Ba

Nguyên tử khối
1
12
14
16
32
35,5
108
23
27
40
56
64
65
108
137

Số thứ tự
1
6
7
8
16
17
35
11
13
20
26
29
30
47
56


Câu 1: (2 điểm)
1. Hoàn thành sơ đồ biến hoá sau: (ghi rõ điều kiện nếu có; mỗi mũi tên là một phản ứng)
CO2  B DRượu etylic
CaC2 A
E  Rượu etylic  G
(Biết A, B, D, E, G là các chất hữu cơ; G có trong thành phần của giấm ăn)
2. Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mạch hở, trong phân tử ngoài các liên kết đơn chỉ chứa thêm một liên kết đôi. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lit hỗn hợp X thu được 10,08 lit CO2. Biết số mol của hiđrocacbon có số nguyên tử cacbon lớn hơn chiếm 25% tổng số mol của hỗn hợp, thể tích các khí đo ở đktc.
a. Tìm công thức phân tử của 2 hiđrocacbon.
b. Trùng hợp hoàn toàn 4,48 lit hỗn hợp X trên thu được bao nhiêu gam polime?
Câu 2: (2 điểm)
1. Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử của hai nguyên tố A và B là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 26 hạt. Tỉ lệ số hạt mang điện trong A so với số hạt mang điện trong B là 10 : 3.
a. Tìm 2 nguyên tố A và B.
b. Hợp chất của A với D khi hoà tan trong nước cho dung dịch có tính kiềm. Hợp chất của B với D khi hoà tan trong nước cho dung dịch E có tính axit yếu. Hợp chất G chứa đồng thời cả A, B, D không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch E. Xác định hợp chất tạo bởi A với D; B với D và G. Viết phương trình phản ứng.
2. Chỉ dùng một hóa chất (không dùng các chất đã nhận biết được làm thuốc thử), hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các dung dịch riêng biệt sau: HCl; H2SO4; NaNO3; Na2CO3. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng (nếu có).
Câu 3: (2 điểm)
1. Hòa tan 54,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và FeO vào dung dịch H2SO4 loãng, sau đó làm bay hơi dung dịch người ta thu được 222,4 gam chất rắn FeSO4.7H2O.
Viết phương trình phản ứng và tính thành phần phần trăm theo khối lượng của của mỗi chất trong hỗn hợp X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
2. Hỗn hợp X có khối lượng 28,11 gam gồm hai muối vô cơ R2CO3 và RHCO3. Chia X thành 3 phần bằng nhau:
- Phần 1 hòa tan trong nước rồi cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 21,67 gam kết tủa.
- Phần 2 nhiệt phân một thời gian, thu được chất rắn có khối lượng giảm nhiều hơn 3,41 gam so với hỗn hợp ban đầu.
- Phần 3 hòa tan trong nước và phản ứng được tối đa với V ml dung dịch KOH 1M, đun nóng.
Viết phương trình phản ứng và tính giá trị V.

Câu 4: (2 điểm)
1. Dùng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% đun nóng để hòa tan a mol CuO. Sau phản ứng làm nguội dung dịch đến 1000C thì khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O đã tách ra khỏi dung dịch là 30,7 gam. Biết rằng độ tan của dung dịch CuSO4 ở 1000C là 17,4 gam. Tìm a.
2. Đốt cháy hoàn toàn m gam chất béo X chứa hỗn hợp các este có công thức (RCOO)3C3H5 và các axit béo RCOOH với R là C17H35 hoặc C15H31. Sau phản ứng thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,44 gam nước. Xà phòng hoá m gam chất béo X (hiệu suất phản ứng 90%) thì thu được bao nhiêu gam glixerol (glixerin)?
Câu 5:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Toàn
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)