DE+DAP AN VAN 6 KII

Chia sẻ bởi Trần Quang Huy | Ngày 17/10/2018 | 75

Chia sẻ tài liệu: DE+DAP AN VAN 6 KII thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Ngữ văn- Lớp 6- THCS
Thời gian làm bài: 90 .phút
(Đề thi có 02 trang)

 Phần I: Tiếng Việt (2,0 điểm) Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm.
Câu 1: Câu văn: “Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm, hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại” (Khái Hưng) có sử dụng biện pháp tu từ
A. nhân hóa. B. so sánh. C. ẩn dụ. D. hoán dụ.
Câu 2: Câu văn: “Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá” (Đoàn Giỏi) có
A. một cụm danh từ. C. ba cụm danh từ.
B. hai cụm danh từ. D. bốn cụm danh từ.
Câu 3: Câu văn nào sau đây mắc lỗi dùng từ?
A. Mùa xuân đã đến thật rồi!
B. Anh ấy là người có tính khí rất nhỏ nhoi.
C. Em bé trông dễ thương quá!
D. Bình minh trên biển thật đẹp.
Câu 4: Từ ngữ được điền vào dấu ba chấm của câu: “…là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.” là
A. thành phần chính của câu C. trạng ngữ trong câu.
B. thành phần phụ của câu. D. thành phần chính và trạng ngữ trong câu.
Câu 5: Dòng nào sau đây nêu chính xác các từ láy?
A. Xinh xinh, thấp thoáng, buôn bán, bạn bè.
B. Tươi tắn, đẹp đẽ, xa xôi, tươi tốt.
C. Đỏ đen, lom khom, ầm ầm, xanh xanh.
D. Lấp lánh, lung linh, lao xao, xào xạc.
Câu 6: Từ chân được sử dụng với nghĩa gốc trong câu
A. Cô ấy có chân trong đội tuyển thi đấu cờ vua của trường.
B. Chân nó chạy rất nhanh.
C. Cái chân bàn này rất chắc chắn.
D. Chân trời đằng đông đã ửng hồng.
Câu 7: Trường hợp nào sau đây có sử dụng phép tu từ ẩn dụ?
A. Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
B. Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
C. Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
D. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Câu 8: Phó từ là những từ
A. chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
B. chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
C. chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
D. chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm…
Phần II: Đọc- hiểu văn bản (3,0 điểm)
Em hãy đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.
(Duy Khán, Lao xao, SGK Ngữ văn 6- Tập 2, NXB Giáo dục 2012tr 110)
1. Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn bản? (0,5 điểm)
2. Trình bày nội dung của đoạn văn? (0,5 điểm)
3. Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy? (1,0 điểm)
4. Đoạn văn đã khơi gợi trong em tình cảm gì với thiên nhiên, vạn vật xung quanh? Bản thân em cần phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên và giữ gìn môi trường sống trong lành? (1,0 điểm)
Phần III: Tập làm văn (5,0 điểm)
Câu 1: Trong cuốn sách Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả, nhà văn Tô Hoài có dẫn lời của một nhà văn Pháp như sau:
“Một trăm thân cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì thân cây bạch
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quang Huy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)