Đề -đáp án thi HSG lớp 5-môn TV NH 2010-2011
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Chính |
Ngày 10/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Đề -đáp án thi HSG lớp 5-môn TV NH 2010-2011 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT TÂN YÊN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TIỂU HỌC
TRƯỜNG TIỂU HỌC
Năm học 2010-2011
Môn: Tiếng việt 5
Thời gian làm bài: 75 phút
Câu 1. a) Giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ sau:
- Ăn vóc học hay.
- Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ.
b) Đặt một câu với một thành ngữ, tục ngữ đó.
Câu 2. Hãy xếp các từ dưới đây thành 3 nhóm từ đồng nghĩa và cho biết nghĩa chung của mỗi nhóm: bao la, vắng vẻ, mênh mông, lạnh ngắt, hiu quạnh, bát ngát, vắng teo, lạnh lẽo, thênh thang, cóng, vắng ngắt, lạnh buốt, thùng thình.
Câu 3. Cho đoạn thơ:
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấùy nhà”.
Hãy xác định danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ trên.
Câu 4. Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ có trong các câu sau:
a. Nhìn từ xa, trắng trời, trắng đất cả một rừng ban.
b. Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.
c. Dưới ánh trăng dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát
Câu 5. Trong bài thơ Đi tuần của Trần Ngọc, hình ảnh người chiến sĩ đi tuần trong đêm khuya thành phố được tả như sau:
“Trong đêm khuya vắng vẻ,
Chú đi tuần đêm nay
Nép mình dưới bóng hàng cây
Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!
Rét thì mặc rét cháu ơi!
Chú đi giữ ấm mãi nơi cháu nằm”
Đoạn thơ nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? Hai dòng thơ cuối cho ta thấy điều ý nghĩa gì sâu sắc và đẹp đẽ.
Câu 6. Tập làm văn
Một hôm em ra vườn sớm và tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của cây non bị bẻ gãy ngọn, không được chăm sóc với một chú sẻ nhỏ. Hãy tưởng tượng và ghi lại cuộc đối thoại đó.
PHÒNG GD&ĐT TÂN YÊN
ĐÁP ÁN
TRƯỜNG TIỂU HỌC
Môn: Tiếng việt 5
Câu
Đáp án, gợi ý
Điểm
Câu 1
(1 điểm)
Giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ:
- Ăn vóc học hay: Có ăn mới có sức vóc, có học mới hiểu điều hay lẽ phải,…
- Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ: Một người trong cộng đồng bị tai họa, đau đớn thì tất cả mọi người cùng chia sẻ, đau xót,…
1 điểm
Câu 2
(1 điểm)
*Nhóm 1: bao la, mênh mông, bát ngát, rộng, thênh thang, thùng thình
Nghĩa chung: Rộng
*Nhóm 2: Vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, vắng teo.
Nghĩa chung: Vắng
* Nhóm 3: lạnh lẽo, lạnh ngắt, lạnh buốt, cóng
Nghĩa chung: lạnh
1 điểm
Câu 3
(1 điểm)
a) Danh từ : Đèo Ngang, bóng, cỏ cây, lá, đá, hoa, tiều, chú, sông, chợ, nhà.
b)Động từ : Chen, lom khom, bước.
c)Tính từ : Xế tà, lác đác.
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4
(1 điểm)
a. Nhìn từ xa, trắng trời, trắng đất cả một rừng ban
TN VN CN
b. Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.
CN TN VN
c. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ
TN CN VN CN VN
nhẹ và hai bên bờ cát
1 điểm
Câu 5
(2 điểm)
-Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh có những khó khăn và thử thách: Đêm khuya vắng vẻ,….;lạnh buốt đôi tay ….
- Ý nghĩa sâu swacs và đẹp đẽ của hai câu thơ cuối: người chiễn sĩ rất quan tâm và yêu thương các cháu thiếu nhi, sẵn sàng chịu đựng khó khăn, gian khổ (Rét thì mặc rét cháu ơi!”) để giữa cho các cháu giấc ngủ ấm áp, bình yên (Chú đi giữ ấm mãi nơi cháu nằm) Đó cũng chính là vẻ đệp của tinh thần trách nhiệm với cuộc sống và tình yêu thương sâu nặng của các chiến sĩ đối với con người.
1 điểm
1
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TIỂU HỌC
TRƯỜNG TIỂU HỌC
Năm học 2010-2011
Môn: Tiếng việt 5
Thời gian làm bài: 75 phút
Câu 1. a) Giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ sau:
- Ăn vóc học hay.
- Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ.
b) Đặt một câu với một thành ngữ, tục ngữ đó.
Câu 2. Hãy xếp các từ dưới đây thành 3 nhóm từ đồng nghĩa và cho biết nghĩa chung của mỗi nhóm: bao la, vắng vẻ, mênh mông, lạnh ngắt, hiu quạnh, bát ngát, vắng teo, lạnh lẽo, thênh thang, cóng, vắng ngắt, lạnh buốt, thùng thình.
Câu 3. Cho đoạn thơ:
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấùy nhà”.
Hãy xác định danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ trên.
Câu 4. Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ có trong các câu sau:
a. Nhìn từ xa, trắng trời, trắng đất cả một rừng ban.
b. Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.
c. Dưới ánh trăng dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát
Câu 5. Trong bài thơ Đi tuần của Trần Ngọc, hình ảnh người chiến sĩ đi tuần trong đêm khuya thành phố được tả như sau:
“Trong đêm khuya vắng vẻ,
Chú đi tuần đêm nay
Nép mình dưới bóng hàng cây
Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!
Rét thì mặc rét cháu ơi!
Chú đi giữ ấm mãi nơi cháu nằm”
Đoạn thơ nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào? Hai dòng thơ cuối cho ta thấy điều ý nghĩa gì sâu sắc và đẹp đẽ.
Câu 6. Tập làm văn
Một hôm em ra vườn sớm và tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của cây non bị bẻ gãy ngọn, không được chăm sóc với một chú sẻ nhỏ. Hãy tưởng tượng và ghi lại cuộc đối thoại đó.
PHÒNG GD&ĐT TÂN YÊN
ĐÁP ÁN
TRƯỜNG TIỂU HỌC
Môn: Tiếng việt 5
Câu
Đáp án, gợi ý
Điểm
Câu 1
(1 điểm)
Giải nghĩa các thành ngữ, tục ngữ:
- Ăn vóc học hay: Có ăn mới có sức vóc, có học mới hiểu điều hay lẽ phải,…
- Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ: Một người trong cộng đồng bị tai họa, đau đớn thì tất cả mọi người cùng chia sẻ, đau xót,…
1 điểm
Câu 2
(1 điểm)
*Nhóm 1: bao la, mênh mông, bát ngát, rộng, thênh thang, thùng thình
Nghĩa chung: Rộng
*Nhóm 2: Vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, vắng teo.
Nghĩa chung: Vắng
* Nhóm 3: lạnh lẽo, lạnh ngắt, lạnh buốt, cóng
Nghĩa chung: lạnh
1 điểm
Câu 3
(1 điểm)
a) Danh từ : Đèo Ngang, bóng, cỏ cây, lá, đá, hoa, tiều, chú, sông, chợ, nhà.
b)Động từ : Chen, lom khom, bước.
c)Tính từ : Xế tà, lác đác.
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 4
(1 điểm)
a. Nhìn từ xa, trắng trời, trắng đất cả một rừng ban
TN VN CN
b. Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.
CN TN VN
c. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng vỗ
TN CN VN CN VN
nhẹ và hai bên bờ cát
1 điểm
Câu 5
(2 điểm)
-Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh có những khó khăn và thử thách: Đêm khuya vắng vẻ,….;lạnh buốt đôi tay ….
- Ý nghĩa sâu swacs và đẹp đẽ của hai câu thơ cuối: người chiễn sĩ rất quan tâm và yêu thương các cháu thiếu nhi, sẵn sàng chịu đựng khó khăn, gian khổ (Rét thì mặc rét cháu ơi!”) để giữa cho các cháu giấc ngủ ấm áp, bình yên (Chú đi giữ ấm mãi nơi cháu nằm) Đó cũng chính là vẻ đệp của tinh thần trách nhiệm với cuộc sống và tình yêu thương sâu nặng của các chiến sĩ đối với con người.
1 điểm
1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Chính
Dung lượng: 56,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)