ĐỀ+ ĐÁP ÁN THI HKII VĂN 11

Chia sẻ bởi Đoàn Kim Long | Ngày 26/04/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ+ ĐÁP ÁN THI HKII VĂN 11 thuộc Ngữ văn 11

Nội dung tài liệu:


ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn : Ngữ văn 11 – Ban Cơ bản.
Năm học 2009 – 2010
Thời gian làm bài : 90 phút

ĐỀ 1:
Câu 1: (1điểm) Trình bày một số nét chính về tác giả A. Pu-skin?
Câu 2: (1điểm) Nêu đặc điểm loại hình của tiếng Việt?
Câu 3: (3điểm) viết một đoạn văn ngắn (không quá 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
Câu 4: (5điểm) Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” (Hàn Mặc Tử)

***********






ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn : Ngữ văn 11 – Ban Cơ bản.
Năm học 2009 – 2010
Thời gian làm bài : 90 phút


ĐỀ 2:
Câu 1: (1điểm) Trình bày một số nét chính về tác giả A.P.Sê-khốp?
Câu 2: (1điểm) Thế nào là nghĩa sự việc? Thế nào là nghĩa tình thái?
Câu 3: (3điểm) viết một đoạn văn ngắn (không quá 200 từõ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.
Câu 4: (5điểm) Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Tràng giang” (Huy Cận)


**********
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II-MÔN VĂN KHỐI 11
ĐỀ 1:
CÂU
ĐÁP ÁN
ĐIỂM

Câu 1: Trình bày một số nét chính về tác giả A. Pu-skin

-Pu-skin :1799-1837
-Sinh ra trong một gia đình quý tộc.
-Mê làm thơ từ nhỏ, 15 tuổi có thơ đăng báo
-Là nhà thơ của tự do, của tuổi trẻ
=> “Là mặt trời của thi ca Nga”, là nhà thơ vĩ đại của dân tộc Nga.
- Tác phẩm tiêu biểu: Kể 3 tác phẩm trở lên
1.0

Câu 2: Nêu đặc điểm loại hình của tiếng Việt
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập:
-Đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng
-Từ không biến đổi hình thái
-Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.
1.0

Câu 3: Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (không quá 200 từ) về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.

1.Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách viết một đoạn văn nghị luận XH; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
2.Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
a.Mở bài:
-“Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
-Thái độ của chúng ta hôm nay về truyền thống ấy?
b.Thân bài:
*Giải thích truyền thống “Tôn sư trọng đạo”:
-“Tôn sư” là:
+Kính trọng thầy, quý mến thầy
+Quan niệm xưa: nghe lời thầy dạy bảo, nhớ ơn thấy, chăm sóc thầy khi thầy già yếu, cúng giỗ thầy khi thầy qua đời.
+Thầy ở đây còn là thầy dạy nghề ->vị tổ nghề.
-“Đạo” là:
+Nghĩa gốc: đạo Nho
+Nghĩa rộng:Việc học, chữ nghĩa, kiến thức; đạo đức, đạo lý con người.
-“Trọng đạo” vì:
+Học đạo thì phải trọng đạo ->mở mang tâm hồn, trí tuệ.
+Trọng đạo thì con người mới trở nên tốt đẹp, gia đình mới hoà thuận, XH mới yên ổn, đất nước mới thịnh vượng,
+Không có đạo con người thành xấu xa, gia đình rối loạn, XH sa đoạ, đất nước suy vong.
-“Tôn sư’ và “trọng đạo”:
+Lòng biết ơn đối với người có công: người thầy-không chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà còn dạy đạo lý làm người.
+Kính thầy thì phải lo học, giữ cái đạo mà thầy dạy, mở mang cái đạo của thầy, làm vẻ vang cho thầy.
-Dẫn chứng: thầy Chu Văn An, Nguyễn Đình Chiểu,Nguyễn Tất Thành
*Phần bình luận:
-“Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống:
+Người xưa rất quý trọng việc học “học chữ để làm người”.
+Người thầy được cả XH quý trọng, được đặt vào một trong những vị trí cao nhất: Quân-Sư –Phụ.
-Truyền thống ấy cần được giữ gìn và phát huy:
+Hiểu “đạo” theo nghĩa rộng: kiến thức và đạo lý của con người đối với Tổ quốc, nhân dân.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Kim Long
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)