Đề+ đáp án thi giữa kỳ I

Chia sẻ bởi Vũ Văn Hiệp | Ngày 16/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Đề+ đáp án thi giữa kỳ I thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

Phòng GD& ĐT Sơn Động
đề kiểm tra giữa học kì i
Năm học: 2011- 2012
Môn lịch sử lớp 7
Thời gian: 45’ (không kể thời gian giao đề)



Câu 1. (3điểm).
Hãy trình bày những cuộc phát kiến địa lí ở cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI ?

Câu 2. (3điểm).
Hiện nay khu vực Đông Nam á có bao nhiêu nước. Hãy kể tên ?

Câu 3. (4 điểm).
Nêu diễn biến chính cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến sông Như Nguyệt của nhân dân ta. Qua đó em có nhận xét gì về cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt ?







Hướng dẫn chấm môn lịch sử 7
Câu 1 (3đ)
* Nguyên nhân:
- Do nhu cầu phát triển sản xuất… (0,25đ)
- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, hải đồ, kĩ thuật đóng tầu… (0,25đ)
* Những cuộc phát kiến địa lí lớn.
- 1487, B. Đi-a-xơ đến cực Nam Châu Phi (0,5đ)
- 1498, Va-xcô đơ Gama đến Tây Độ (0,5đ)
- 1492, C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ (0,5đ)
- Từ 1519 đến 1522, Ph. Ma-gien-lan đI vòng quanh Trái Đất (0,5đ)
* ý nghĩa.
- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho g/c tư sản ở Châu Âu… (0,25đ)
- Tìm ra nhiều vùng đất mới… (0,25đ)

Câu 2 (3đ) mỗi ý đúng được 0,25 điểm
- Hiện nay các nước ĐNA’ có 11 nước (0,25đ)
- Bao gồm: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Bru-nây và Đông Ti-mo.

Câu 3 (4đ). Cuộc kháng chiến chống Tống
* Diễn biến
- Cuối năm 1076, nhà tống cử một đạo quân lớn xâm lược Đại Việt… (0,5đ)
- Tháng 1/1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy tiến vào Lạng Sơn…(0,5đ)
- Quân ta chặn đánh, đến trước bờ Bắc sông Như Nguyệt quân Tống bị quân ta chặn lại…(0,5đ)
- Quân Tống nhiều lần tấn công vào phòng tuyến để tiến xuống phía Nam nhưng đều bị quân ta đẩy lùi…(0,5đ)
- Quân Tống chán nản, chết dần mòn, Cuối năm 1077, quân ta phản công, quân Tống thua to…(0,5đ)
- Quân ta chủ động kết thúc chiến tranh bằng “giảng hòa”, quân Tống chấp thuận ngay và rút quân về nước…(0,5đ)
* Nhận xét: Cách kết thúc chiến tranh của Lí Thường Kiệt rất độc đáo vì để đảm bảo mối quan hệ bang giao, hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh. Không làm tổn thương danh dự của nước lớn, bảo đảm hòa bình lâu dài… Đó là truyền thống nhân đạo của nhân dân ta. (1đ)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Văn Hiệp
Dung lượng: 28,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)