ĐỀ - ĐÁP ÁN SỬ KHỐI C 2014
Chia sẻ bởi Hải Nguyên Văn |
Ngày 26/04/2019 |
49
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ - ĐÁP ÁN SỬ KHỐI C 2014 thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (2,0 điểm)
Những cuộc khởi nghĩa và kháng chiến nào in đậm dấu ấn Việt Nam trong thế kỷ XX? Trình bày những suy nghĩ về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Câu II (3,0 điểm)
Hãy làm sáng tỏ biện pháp hòa bình của Việt Nam trong quan hệ với Pháp từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946 và nêu tác dụng của biện pháp ấy
Câu III (2,0 điểm)
Trình bày hoàn cảnh lịch sử của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975-1976)
Câu IV (3,0 điểm)
Từ những dữ liệu trong bảng dưới đây, hãy xác định những biến đổi to lớn ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. Hiện nay, hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cần làm gì để bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực?
Thời gian
Nội dung
1945-1959
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời; Inđônêxia, Lào tuyên bố độc lập (1945). Các nước được công nhận độc lập: Philippin (1946), Miến Điện (1948), Inđônêxia (1949), Mã Lai (1957). Xingapo được công nhận quyền tự trị (1959).
1967
Thái Lan, Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Singapo thành lập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung trên tinh thần duy trì hòa bình, ổn định khu vực.
1973
Singapo là “con rồng” nổi trội nhất trong 4 “con rồng” kinh tế của Châu Á
1975
Việt Nam, Lào, Campuchia kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ.
1976
Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á được ký kết tại Bali, xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN.
1984
Brunây tuyên bố độc lập; gia nhập ASEAN.
1991
Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết tại Pari.
1985 – 1995
Tăng trưởng kinh tế của Malaixia là 7,8%, Thái Lan là 9%...
1992
Việt Nam, Lào tham gia Hiệp ước Bali.
1995-1999
Gia nhập ASEAN: Việt Nam (1995); Lào, Mianma (1997); Campuchia (1999).
2007
Hiến chương ASEAN được ký kết nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.
(Nguồn: Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu I :
Những cuộc khởi nghĩa và công cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân ta đã làm nên tên tuổi của Việt Nam trên trường quốc tế trong thế kỷ XX.
Trong kháng chiến chống Pháp, trước hết đó là cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 của Việt Nam Quốc dân đảng dù thất bại nhanh chóng, nhưng đã cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta đối với thực dân Pháp và tay sai. Đảng Cộng sản Đông Dương, sau khi thành lập từ năm 1930, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp và phát xít Nhật. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940), khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940) và cuộc binh biến Đô Lương (1/1941), với ý nghĩa là những cuộc vận động chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng 8/1945, đồng thời là nguồn động lực cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954), với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu”.
Trong kháng chiến chống Mỹ, nhân dân ta đã làm nên nhiều cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là phong trào “Đồng khởi” Bến Tre (1959-1960). Có thể coi những cuộc khởi nghĩa của nhân dân là những tiền đề cơ bản dẫn đến những thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) ở miền Nam, hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thông qua các cuộc khởi nghĩa đã thể hiện vai trò to lớn và quan trọng của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, trước khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân mang tính bộc phát, thiếu tổ chức tập hợp hoặc do chỉ đáp ứng lợi ích của một tầng lớp, đảng phái đã nhanh chóng tàn lụi hoặc bị dìm trong biển máu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò của nhân dân luôn được
Môn: LỊCH SỬ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu I (2,0 điểm)
Những cuộc khởi nghĩa và kháng chiến nào in đậm dấu ấn Việt Nam trong thế kỷ XX? Trình bày những suy nghĩ về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Câu II (3,0 điểm)
Hãy làm sáng tỏ biện pháp hòa bình của Việt Nam trong quan hệ với Pháp từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946 và nêu tác dụng của biện pháp ấy
Câu III (2,0 điểm)
Trình bày hoàn cảnh lịch sử của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1975-1976)
Câu IV (3,0 điểm)
Từ những dữ liệu trong bảng dưới đây, hãy xác định những biến đổi to lớn ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. Hiện nay, hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cần làm gì để bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực?
Thời gian
Nội dung
1945-1959
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời; Inđônêxia, Lào tuyên bố độc lập (1945). Các nước được công nhận độc lập: Philippin (1946), Miến Điện (1948), Inđônêxia (1949), Mã Lai (1957). Xingapo được công nhận quyền tự trị (1959).
1967
Thái Lan, Philippin, Inđônêxia, Malaixia, Singapo thành lập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung trên tinh thần duy trì hòa bình, ổn định khu vực.
1973
Singapo là “con rồng” nổi trội nhất trong 4 “con rồng” kinh tế của Châu Á
1975
Việt Nam, Lào, Campuchia kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ.
1976
Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á được ký kết tại Bali, xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN.
1984
Brunây tuyên bố độc lập; gia nhập ASEAN.
1991
Hiệp định hòa bình về Campuchia được ký kết tại Pari.
1985 – 1995
Tăng trưởng kinh tế của Malaixia là 7,8%, Thái Lan là 9%...
1992
Việt Nam, Lào tham gia Hiệp ước Bali.
1995-1999
Gia nhập ASEAN: Việt Nam (1995); Lào, Mianma (1997); Campuchia (1999).
2007
Hiến chương ASEAN được ký kết nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.
(Nguồn: Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
BÀI GIẢI GỢI Ý
Câu I :
Những cuộc khởi nghĩa và công cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân ta đã làm nên tên tuổi của Việt Nam trên trường quốc tế trong thế kỷ XX.
Trong kháng chiến chống Pháp, trước hết đó là cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 của Việt Nam Quốc dân đảng dù thất bại nhanh chóng, nhưng đã cổ vũ lòng yêu nước và chí căm thù của nhân dân ta đối với thực dân Pháp và tay sai. Đảng Cộng sản Đông Dương, sau khi thành lập từ năm 1930, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp và phát xít Nhật. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940), khởi nghĩa Nam Kỳ (11/1940) và cuộc binh biến Đô Lương (1/1941), với ý nghĩa là những cuộc vận động chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng 8/1945, đồng thời là nguồn động lực cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954), với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu”.
Trong kháng chiến chống Mỹ, nhân dân ta đã làm nên nhiều cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là phong trào “Đồng khởi” Bến Tre (1959-1960). Có thể coi những cuộc khởi nghĩa của nhân dân là những tiền đề cơ bản dẫn đến những thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) ở miền Nam, hoàn thành cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thông qua các cuộc khởi nghĩa đã thể hiện vai trò to lớn và quan trọng của nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, trước khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân mang tính bộc phát, thiếu tổ chức tập hợp hoặc do chỉ đáp ứng lợi ích của một tầng lớp, đảng phái đã nhanh chóng tàn lụi hoặc bị dìm trong biển máu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò của nhân dân luôn được
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hải Nguyên Văn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)