ĐỀ ĐÁP ÁN SỬ 7 KỲ I NĂM 2014-2015
Chia sẻ bởi Lương Hiền An |
Ngày 16/10/2018 |
59
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ ĐÁP ÁN SỬ 7 KỲ I NĂM 2014-2015 thuộc Lịch sử 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2014-2015
Họ tên: ................................................... Môn: Lịch sử lớp 7
SBD: ..................................... Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm) Em hãy cho biết công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập? Câu 2: (4 điểm) So sánh đời sống văn hóa, giáo dục thời Lý với thời nhà Đinh- Tiền Lê? (theo mẫu sau)
Nội dung so sánh
Nhà Đinh- Tiền Lê
Nhà Lý
Văn hóa, giáo dục
Câu 3: ( 4 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên? Theo em bài học quý giá nhất được rút ra từ cuộc kháng chiến này là gì?
Hết
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM LỊCH SỬ 7
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1(2 đ)
* Công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập: - Công lao của Ngô Quyền: Ông là người có công chấm dứt thời kì Bắc thuộc kéo dài hơn 10 thế kỉ, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập và khẳng định chủ quyền của dân tộc. - Công lao của Đinh Bộ Lĩnh: là người có công chấm dứt tình trạng cát cứ “Loạn 12 sứ quân”, đưa đất nước trở lại bình yên thống nhất.
1,0 1,0
3 (4đ)
* Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông- Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc.
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự của dân tộc, để lại nhiều bài học quý cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược * Bài học quý giá nhất được rút ra từ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên:. Củng cố khối đoàn kết toàn dân và dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Đó cũng là quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng đất nước giai đoạn hiện nay.
1,0
1,0
1,0
1,0
Câu 2 (4 điểm)
Nội dung so sánh
Nhà Đinh- Tiền Lê
Nhà Lý
Văn hóa, giáo dục
- Giáo dục chưa phát triển. (0,25 đ) - Nho học xâm nhập vào nước ta nhưng chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể.(0,5 đ) - Phật giáo phát triển đáng kể. (0,5 đ) - Các loại hình văn hóa dân gian như ca hát, nhảy múa, đua thuyền…tồn tại phát triển trong thời gian này. (0,5đ)
- Năm 1070 xây dựng Văn Miếu(Thăng Long), năm 1076 mở Quốc Tử Giám. Tổ chức khoa thi để tuyển chọn người làm quan. Nhà nước quan tâm giáo dục, khoa cử.(0,75 đ) - Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. (0,5 đ)
- Phật giáo rất phát triển. (0,5 đ)
- Ca hát, nhảy múa, các trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc… đều phát triển.(0,5 đ)
Họ tên: ................................................... Môn: Lịch sử lớp 7
SBD: ..................................... Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm) Em hãy cho biết công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập? Câu 2: (4 điểm) So sánh đời sống văn hóa, giáo dục thời Lý với thời nhà Đinh- Tiền Lê? (theo mẫu sau)
Nội dung so sánh
Nhà Đinh- Tiền Lê
Nhà Lý
Văn hóa, giáo dục
Câu 3: ( 4 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên? Theo em bài học quý giá nhất được rút ra từ cuộc kháng chiến này là gì?
Hết
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM LỊCH SỬ 7
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1(2 đ)
* Công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập: - Công lao của Ngô Quyền: Ông là người có công chấm dứt thời kì Bắc thuộc kéo dài hơn 10 thế kỉ, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập và khẳng định chủ quyền của dân tộc. - Công lao của Đinh Bộ Lĩnh: là người có công chấm dứt tình trạng cát cứ “Loạn 12 sứ quân”, đưa đất nước trở lại bình yên thống nhất.
1,0 1,0
3 (4đ)
* Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông- Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc.
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự của dân tộc, để lại nhiều bài học quý cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược * Bài học quý giá nhất được rút ra từ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên:. Củng cố khối đoàn kết toàn dân và dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Đó cũng là quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng đất nước giai đoạn hiện nay.
1,0
1,0
1,0
1,0
Câu 2 (4 điểm)
Nội dung so sánh
Nhà Đinh- Tiền Lê
Nhà Lý
Văn hóa, giáo dục
- Giáo dục chưa phát triển. (0,25 đ) - Nho học xâm nhập vào nước ta nhưng chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể.(0,5 đ) - Phật giáo phát triển đáng kể. (0,5 đ) - Các loại hình văn hóa dân gian như ca hát, nhảy múa, đua thuyền…tồn tại phát triển trong thời gian này. (0,5đ)
- Năm 1070 xây dựng Văn Miếu(Thăng Long), năm 1076 mở Quốc Tử Giám. Tổ chức khoa thi để tuyển chọn người làm quan. Nhà nước quan tâm giáo dục, khoa cử.(0,75 đ) - Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. (0,5 đ)
- Phật giáo rất phát triển. (0,5 đ)
- Ca hát, nhảy múa, các trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc… đều phát triển.(0,5 đ)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lương Hiền An
Dung lượng: 39,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)